Những cách hiểu sai về tập tục cúng ông Công ông Táo

Cúng ông Công ông Táo là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Tuy nhiên, cần hiểu đúng ý nghĩa của tập tục này để lễ cúng được trọn vẹn và ý nghĩa hơn.

Thời điểm cúng

Cúng Táo quân (ông Công ông Táo) là tục lệ truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Tiến sĩ Văn hóa học Nguyễn Thị Hồng cho rằng các gia đình không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm, tuyệt đối tránh cúng vào đúng ngày rằm tháng chạp. Theo đó, nên cúng sớm nhất là từ ngày 20 đến 23 tháng Chạp. Theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này.

Nơi cúng

Nhiều người quan niệm, ông Công là thần thổ công cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo trông coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp. Tuy nhiên, theo chuyên gia nghiên cứu tâm linh, việc cúng lễ như vậy là không đúng. Theo truyền thống, tất cả các vị này đều cần được thờ phụng trên ban thờ chính của gia đình. Hơn nữa, bếp là nơi đun nấu, không phải nơi cúng lễ. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.

Chuẩn bị đồ cúng


Tùy vào điều kiện mỗi gia đình mà có thể chuẩn bị mâm cỗ không cần quá cầu kỳ.

Khi thực hiện lễ cúng ông Công, ông Táo các gia đình thường làm mâm cỗ mặn gồm: đĩa gạo, đĩa muối, thịt lợn luộc, canh mọc, đĩa xào thập cẩm, giò, xôi gấc, hoa quả, hoa tươi. Lễ vật cần chuẩn bị gồm 3 bộ quần áo, mũ, giày với một con ngựa bằng giấy hoặc 3 con cá chép và tiền vàng. Tùy điều kiện và hoàn cảnh, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ không nhất thiết phải quá cầu kỳ.

Cúng tiền âm phủ

Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh cho rằng, khi cúng ông Công ông Táo, gia chủ tuyệt đối không đốt quá nhiều tiền âm phủ. Ngoài ra, trong dịp này, nhiều gia đình cũng sẵn sàng bỏ hàng triệu đồng mua vàng mã về đốt. Họ tin rằng dâng mâm cao cỗ đầy sẽ được Táo quân ban nhiều phước lộc, bỏ qua những việc làm xấu trong năm. Tuy nhiên, điều này không chỉ gây tốn kém tiền của, không có lợi ích mà còn ảnh hưởng đến môi trường.

Hiện nay, trong mâm lễ cúng ông Công, ông Táo nhiều gia đình không tiếc tiền sắm sửa mâm cao cỗ đầy, mua nhiều tiền vàng thậm chí sắm máy bay, điện thoại bằng vàng mã… làm “phương tiện” tiễn ông Táo về chầu trời. Điều này, theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương đều là quan điểm sai lầm, không đúng với truyền thống.

“Theo Phong tục từ ngàn xưa thì ông Công, ông Táo chỉ cưỡi cá chép nên việc cúng ông Công ông Táo bằng những đồ vàng mã mô tả những phương tiện, đồ vật hiện đại như: máy bay, điện thoại …thể hiện sự lệch lạc trong nhận thức của một số người.

Việc thờ cúng nói chung hay việc cúng ông Công ông Táo nói riêng thể hiện tấm lòng thành, cái tâm của gia chủ đối với các đấng thần linh. Lễ vật phải tùy vào điều kiện của từng nhà và phải đúng cách chứ không phải cứ mâm cao cỗ đầy, đồ cúng sang trọng đắt tiền mới là tốt”, chuyên gia Phạm Cương nhấn mạnh.

Bên cạnh việc làm lễ cúng Táo quân cho đúng, các nhà nghiên cứu văn hóa cũng khuyên người dân nên có những ứng xử văn hóa, văn minh với môi trường. Đó là người dân chỉ nên mua bộ mũ áo nhỏ gọn cùng một ít tiền vàng là được, không nên đua nhau mua sắm những bộ đồ vàng mã quá to và quá nhiều trong lễ cúng ông Công ông Táo, vừa tốn kém lại vừa ảnh hưởng đến môi trường.

Khấn xin tài lộc, sung túc

Lễ cúng 23 tháng Chạp mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo việc lớn việc nhỏ trong năm của gia chủ với thiên đình. Vì thế việc cầu xin phú quý, sung túc là không nên. Các gia đình chỉ nên khấn xin Táo bẩm báo những việc tốt đẹp trong năm, việc chưa tốt thì xin nhẹ bớt.

Thả cá chép

Sau lễ cúng, các gia đình thường tiến hành hóa vàng sau đó rải tro xuống sông hồ kết hợp với phóng sinh cá chép đã cúng ông Táo. Tuy nhiên, còn một số gia đình thường đứng ở trên cầu cao thả cá xuống sông, như vậy sẽ làm chết cá, đi ngược lại ý nghĩa phóng sinh phương tiện đi lại của ông Táo.

Các chuyên gia văn hóa lưu ý, khi tiến hành nghi thức thả cá, người dân cần làm đúng cách, bằng cả cái tâm chứ không nên theo phong trào.

Khi thả cá cần thao tác nhanh gọn trong thời gian ngắn – tính từ khi mua cá về để tránh việc cá bị chết trước khi được phóng sinh, không cần chọn ngày giờ tốt, xấu mới thả cá bởi đó là mê tín.

Khi thả cá, người dân không nên cầm cả xô cá đổ xuống ao hồ; không nên để cá nguyên trong túi nilon rồi ném xuống nước… vì như thế cá dễ chết, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Thêm một lưu ý, các gia đình không nên thả cá chép theo phong trào, việc cúng lễ trước hết phải thành tâm. Nếu gia đình nào ở gần nơi có thể thả cá chép thì mới làm thủ tục phóng sinh cá xuống nước. Còn nếu không, thì nên cúng tượng trưng, tránh việc thả cá ở những nơi nguy hiểm, dẫn đến trượt chân, té ngã như từng xảy ra những năm trước.

Cúng ông Công ông Táo ở nhà thuê như thế nào?

Nhiều gia đình thuê nhà thường băn khoăn không biết có cần cúng ông Công ông Táo hay không. Theo một số chuyên gia phong thủy, nếu không cúng nhập trạch khi thuê nhà thì người thuê nhà không nhất thiết phải cúng ông Công ông Táo dịp 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, chuyên gia phong thủy cũng thông tin thêm, việc thờ cúng là vấn đề tâm linh, người Việt thường có câu "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" nên việc có cúng hay không, tùy thuộc vào ý nguyện cũng như điều kiện, hoàn cảnh của người thuê nhà.

Cập nhật: 25/01/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video