Những địa danh được ví như "cổng địa ngục" trên thế giới

Nhiều địa danh trên Trái Đất có tên gọi gắn liền với địa ngục do đặc điểm hình dáng độc đáo và bí hiểm.

Theo Francesco Perono Cacciafoco, giáo sư ngôn ngữ học ở Đại học Giao thông Tây An - Liverpool ở Trung Quốc, các cấu trúc địa chất thường được đặt tên theo hình dáng, phù hợp với văn hóa địa phương, phong tục, tín ngưỡng và truyền thuyết. Danh từ "địa ngục" thường gắn liền với địa điểm bí ẩn, có những khối đá kỳ lạ, sương mù, hố tự nhiên trên mặt đất, cây cỏ rậm rạp hoặc đặc trưng tự nhiên thay đổi bất ngờ, dễ dàng khơi gợi suy nghĩ về thế giới dưới lòng đất, theo Popular Science.

Cổng địa ngục - Miệng hố Batagay ở Siberia


Một phần miệng hố Batagay hình thành do đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy. (Ảnh: Padi Prints).

Miệng hố Batagay là hố sụt hình thành do đất đóng băng vĩnh cửu rã đông lớn nhất thế giới. Dù chỉ mới xuất hiện tương đối gần đây sau hoạt động phát quang rừng vào giữa thế kỷ 20, địa danh này vẫn thu hút nhiều sự chú ý. Miệng hố Batagay được ví như cổng địa ngực do tiếng nổ lớn phát ra từ vùng sụt lún khi lớp đất xê dịch. Các nhà khoa học nghiên cứu hố sụt để theo dõi tốc độ phát triển của nó khi ngày càng nhiều đất đóng băng tan chảy ở mép hố. Đây là một biểu tượng của hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn ra.

Cửa địa ngục - Miệng hố gas Darvaza ở Turkmenistan


Miệng hố Darvaza đã cháy suốt hàng chục năm. (Ảnh: ANJCI).

Giới nghiên cứu vẫn chưa rõ chính xác miệng hố gas Darvaza hình thành như thế nào. Vào khoảng năm 1960 - 1980, những kỹ sư Liên Xô khoan xung quanh sa mạc Karakum ở Turkmenistan để tìm kiếm nhiên liệu hóa thạch có thể khai thác. Nỗ lực khoan thăm dò của họ vô tình làm sụp đổ giàn khoan, đất sụt xuống để lộ một miệng hố khổng lồ liên tục bốc lên khí methane cùng với nhiều khí khác. Dù họ vô tình hay cố ý đốt khí, miệng hố đã cháy liên tục từ giữa thế kỷ 20. Darvaza là một hố lửa lộ thiên không thể sinh sống.

Công viên quốc gia Cổng địa ngục ở Kenya

Vườn quốc gia Cổng địa ngục là một khu bảo tồn tương đối nhỏ cách Nairobi khoảng 90 km. Đây là ngôi nhà của mọi động vật hoang dã từ báo hoa mai và khỉ đầu chó tới kền kền và thỏ đá, đồng thời có 5 nhà máy địa nhiệt. Công viên thành lập vào năm 1984. Tên gọi của khu vực được đặt bởi các nhà thám hiểm châu Âu là Gustav Fischer và Joseph Thomson năm 1883, để chỉ hẻm núi Ol Njorowa hay một vùng tách giãn hẹp khác trên cao nguyên cheo leo, chiếm phần lớn công viên. Một số người khác giải thích tên gọi của công viên liên quan tới núi lửa Longonot ở gần đó và hoạt động địa nhiệt trong vùng.

Miệng địa ngục - Hõm chảo Masaya ở Nicaragua


Hơi nước bốc lên từ núi lửa Masaya. (Ảnh: Jens Kalaene).

Một trong nhiều nơi được ví như lối vào địa ngục do hoạt động địa nhiệt là hõm chảo Masaya ở Nicaragua, trong công viên quốc gia đầu tiên và lớn nhất Nicaragua. Vào thế kỷ 16, thực dân Tây Ban Nha gọi ngọn núi lửa là "Miệng địa ngục" dựa trên hồ dung nham ở hõm chảo. Masaya là một núi lửa hoạt động mạnh, phun trào liên tục từ năm 2015, giải phóng khí gas, hơi nước và dung nham sôi sục. Do nguy cơ phát nổ và sạt lở đất, công viên quốc gia Masaya tạm thời đóng cửa hồi tháng 3.

Cập nhật: 24/08/2024 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video