Những điều bạn nên biết về thực phẩm biến đổi gene GMO

"Ai làm chủ hạt giống sẽ làm chủ thực phẩm, ai làm chủ đuợc thực phẩm sẽ làm chủ thế giới", câu nói của Monsanto cảnh báo hiểm họa sẽ xảy đến với thế giới trong tương lai nếu sản phẩm GMO "thống trị" mọi thực phẩm trên bàn ăn của chúng ta.

Tất cả chúng ta cần thực phẩm an toàn và nước sạch

Biến đổi gene của thực vật, động vật được gọi là GMO (Genetic Modification Organism).

Bạn đã nghe những tranh cãi về thực phẩm biến đổi gene (GMO) và cho dù chúng được khẳng định là an toàn để lên bàn ăn, nhưng đằng sau câu chuyện về GMO lại phức tạp hơn nhiều: Với các công ty công nghệ sinh học, mục đích thực sự của GMO là quyền lực và kiểm soát các nguồn cung cấp thực phẩm, cuối cùng là lợi nhuận. Thực tế không thể phủ nhận là GMO đã gây hại cho môi trường, cho hệ thống thực phẩm của con người và thậm chí gây hại cho chính con người.

Dưới đây là 5 điều bạn cần biết về sản phẩm GMO:

1. Các công ty GMO gia tăng sự kiểm soát lên nguồn thực phẩm của chúng ta

Càng ngày, ngành công nghiệp thực phẩm càng bị chi phối bởi một nhóm những công ty mạnh mẽ kiểm soát gần như mọi khía cạnh về cách thức sản xuất thực phẩm.


"Ai làm chủ hạt giống sẽ làm chủ thực phẩm, ai làm chủ đuợc thực phẩm sẽ làm chủ thế giới". (Ảnh: sneli.ir).

Monsanto là một ví dụ điển hình. Tập đoàn này hiện đang sở hữu số lượng đáng kinh ngạc công ty hạt giống từng là đối thủ cạnh tranh của nó. Điều này khiến người mua hàng trong tiệm tạp hóa không khỏi chán nản khi hàng chục nhãn hàng thực phẩm chỉ đến từ vài tập đoàn.

Khi một tập đoàn độc quyền trên toàn bộ sản phẩm tại cửa hàng tạp hóa hoặc các sản phẩm nông nghiệp, thì họ đưa ra các quyết định dựa trên cho lợi nhuận chứ không dựa trên những gì tốt nhất cho khách hàng hoặc cho môi trường Trái đất.

Điều này có thể dễ dàng được khẳng định khi quan sát các tập đoàn tạo giống. Các công ty công nghệ sinh học như Monsanto, Dow, Dupont và Syngenta sản xuất ra không chỉ có hạt giống biến đổi gene mà họ kiểm soát toàn bộ hệ thống sản xuất ra lương thực thực phẩm.

Nếu lợi nhuận đến từ việc bán một sản phẩm nông dân cần phải mua, thì lợi nhuận ấy có thể tăng lên gấp nhiều lần nếu tạo ra một hệ thống các vật liệu, hóa chất hỗ trợ không thể tách rời sản phẩm được bán. Ví dụ, các công ty này bán kèm hạt giống với các hóa chất cụ thể, như đậu nành Monsanto được xác lập để chịu được Roundup, thuốc diệt cỏ do chính Monsanto sản xuất. Nếu một nông dân gieo trồng giống đậu nành này, họ sẽ phải mua Roundup.

Với người nông dân, họ cũng không dễ dàng từ chối trồng GMOs. Trong ngành công nghiệp thực phẩm ngày càng hợp nhất của chúng ta, người nông dân càng ngày càng có ít lựa chọn, và lời khuyên họ nghe mỗi ngày là "GMOs". Điều này không chỉ xảy ra ở Hoa Kỳ mà càng ngày càng phổ biến trên thế giới.

2. GMO không như quảng cáo


GMO không như quảng cáo. (Ảnh: Daily.mk).

Các công ty GMOs thường không thực hiện những gì họ lẽ ra phải thực hiện. Bạn đã có thể nghe nói rằng: "chúng ta cần GMOs để nuôi sống thế giới", với giả định rằng chỉ có cây trồng biến đổi gene có năng suất cao, mới cung cấp đủ thực phẩm cho dân số ngày càng tăng. Tuy nhiên, điều này lại không đúng sự thật.

Các nghiên cứu về một số cây trồng biến đổi gene nhất định đã xác định có rất ít hoặc không có sự cải thiện về năng suất, và các nghiên cứu dài hạn về chương trình nông nghiệp hữu cơ chỉ ra rằng, sản phẩm nông nghiệp truyền thống cũng có thể cho năng suất phù hợp.

Trong những trường hợp khác, các công ty công nghệ sinh học cho rằng GMO của họ có lợi ích dinh dưỡng, hoặc sẽ giải quyết một số các cuộc khủng hoảng về dinh dưỡng đang xảy ra.

Hãy ăn "gạo vàng", nó sẽ chữa bệnh thiếu vitamin A ở các nước đang phát triển. Nhưng thật không may, β-carotene trong "gạo vàng'' rất khó được cơ thể hấp thụ nếu thiếu chất béo và dầu, vốn không phải lúc nào cũng sẵn ở nơi người ta sống trong nghèo đói với một chế độ ăn uống khắc khổ.

Có rất nhiều thực phẩm tự nhiên không biến đổi gene như cà rốt và khoai lang, rất giàu vitamin A mà không phải tốn hàng triệu đô la để sản xuất và phát triển. "Gạo vàng" làm PR rất tốt, nhưng nó không giải quyết vấn đề dinh dưỡng của thế giới.

Trường hợp khác, cây trồng biến đổi gene không phục vụ thiết thực cho tất cả mọi người – ít nhất là cho những người ăn chúng.

Chúng ta có thực sự cần đến quy trình khoa học nào đó để ngăn chặn táo chuyển thành màu nâu khi chúng ta cắt nhỏ chúng ra không? GMOs không cho táo chuyển thành màu nâu khi cắt ra hoàn toàn là một chương trình tiếp thị, một cách để làm cho sản phẩm trông tươi hơn thực tế, dễ dàng đưa chúng lên kệ thức ăn nhanh.

3. Nhiều GMO có nghĩa là sử dụng nhiều chất hóa học hơn


Nhiều GMO có nghĩa là sử dụng nhiều chất hóa học hơn. (Ảnh: Bpn.ge).

Nhiều loại cây trồng biến đổi gene có khả năng chịu được một số loại thuốc diệt cỏ nhất định, chẳng hạn như Roundup có khả năng gây ung thư. Vì vậy trồng GMO nghĩa là nông dân sẽ chỉ sử dụng các hóa chất liên quan theo nhiều cách. Những hóa chất tồn dư trong môi trường đe dọa sức khỏe của người nông dân và công nhân nông nghiệp, cũng như khu dân cư mà họ đang sinh sống. Các hệ thống kiểm soát hóa chất để đảm bảo không ảnh hưởng đến thực phẩm lại hoạt động rất yếu ớt.

Điều thậm chí còn tồi tệ hơn là, do sự gia tăng sử dụng hoá chất, các loài thiên địch cũng bị tiêu diệt. Qua thời gian, cỏ dại và côn trùng tăng sức đề kháng với các hóa chất đã được sử dụng để chống lại chúng. Chúng ta càng sử dụng nhiều hơn, chúng càng thích nghi nhanh hơn.

Nhiều loại thuốc diệt cỏ thông thường không còn hiệu quả trong các trang trại, các công ty công nghệ sinh học lại khuyến khích sử dụng các hóa chất độc hơn nữa,... cuối cùng dẫn đến một cuộc chạy đua vũ khí hoá học nguy hiểm, mà con người và môi trường chắc chắn sẽ là người thua cuộc.

4. GMO và sản phẩm nông nghiệp hữu cơ không thể cùng tồn tại

Cố gắng giữ một trang trại không GMO khó hơn bạn nghĩ. Một số GMO không được trồng ở trang trại này, nhưng có thể bị lây nhiễm từ các trang trại GMO lân cận, hoặc thậm chí trang trại cách đó nhiều dặm khi phấn hoa từ cây trồng biến đổi gene theo gió cũng có thể bay đến và phối hợp với giống trong trang trại không GMO, và cuối cùng giống thuần đó cũng sẽ mang gene của cây biến đổi.

Ví dụ, khi cây trái rau quả hạt thóc đã bị đổi DNA, phấn của nó phối với giống nguyên thủy thì giống nguyên thủy sẽ bị đổi gene. Nó sẽ lan tràn, phối hợp với giống nguyên thủy qua thụ phấn. Đây là một diễn tiến không thể vãn hồi được vì DNA của các loại biến đổi gene này là gene "thống trị". Đối với những người nông dân trồng sản phẩm hữu cơ, họ sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng khi cây của họ dần dần bị biến đổi và GMO làm chủ chúng.

5. Nghiên cứu về tính an toàn của GMO đều "thiên vị"


GMO đã gây ra thảm họa trong thế giới thực vật làm biến dạng DNA lan tràn qua phấn hoa nhiều cây cỏ trên thế giới. (Ảnh: sustainablepulse.com).

Có rất nhiều nghiên cứu hiện có về sự an toàn và hiệu quả của GMO, nhưng vấn đề ở đây là quá nhiều nghiên cứu được tài trợ hoặc chịu ảnh hưởng bởi ngành công nghiệp công nghệ sinh học. Đáng lo ngại, điều này bao gồm nghiên cứu thực hiện tại các trường đại học công lập. Khi những người ủng hộ GMO cho rằng có một "sự đồng thuận khoa học" về GMO, hoặc các tổ chức khoa học hàng đầu đang đứng về phía họ.

Chúng ta thực sự cần có nhiều nghiên cứu độc lập, an toàn, lâu dài về tác động của thực phẩm biến đổi gene đối với sức khỏe và môi trường.

GMO đã gây ra thảm họa trong thế giới thực vật làm biến dạng DNA lan tràn qua phấn hoa nhiều cây cỏ trên thế giới. Hiện giờ các công ty công nghệ sinh học vẫn đang tiếp tục bành trướng và đang bắt đầu kế họach làm chủ trên động vật. Quả thực, có rất nhiều lý do để lo ngại về GMO. Tuy nhiên, người tiêu dùng hoàn toàn mù mờ khi tham gia vào thị trường thực phẩm muôn màu môn vẻ này.

Cập nhật: 31/03/2017 Theo tinhhoa
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video