Những sai lầm khi bật quạt điện mùa hè mà người Việt cần bỏ ngay nếu không muốn rước bệnh vào người

Vào mùa hè, thời tiết nóng nực khiến cho nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát như quạt điện tăng cao. So với điều hòa, quạt điện phổ biến hơn vì chúng tiết kiệm điện, giá thành rẻ, lại rất phù hợp để dùng trong những ngày nóng lạnh thất thường.

Thế nhưng, sử dụng quạt điện như thế nào để không ảnh hưởng tới sức khỏe thì không phải ai cũng biết. Nếu phạm phải những sai lầm dưới đây khi bật quạt ngày hè, các gia đình có thể đối mặt với cảm lạnh, tai biến, hoặc mắc các bệnh về hô hấp.

1. Bật quạt quay thẳng vào đầu hoặc chân

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông Y Việt Nam), đầu và chân đều là những bộ phận chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu liên kết với tim, cột sống và não... Vào mùa hè, các gia đình thường để quạt thổi trực tiếp vào đầu hoặc bàn chân, thói quen này rất nguy hiểm.


Quạt thổi trực tiếp vào đầu có thể gây ra thiếu máu ngoại vi, gây đau đầu.

Để quạt thổi vào vùng đầu khi ngủ có thể gây ra tình trạng thiếu máu ngoại vi, gây đau đầu. Với bệnh nhân cao huyết áp, thói quen này có thể dẫn đến tai biến.

Quạt thổi trực tiếp vào chân có thể gây hại cho tim. Khi bàn chân bị lạnh, tim sẽ phải tăng cường hoạt động để thúc đẩy máu chảy xuống (chân) giữ ấm cho chân, tạo cảm giác mệt mỏi cho tim, khó chịu khi ngủ dậy.

Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng mùa hè bật quạt nên để quạt ở bên hông giường, đoạn giữa thân người. Nên để quạt cách xa người, bật chế độ quay qua quay lại, tránh việc để gió thổi liên tục vào một điểm suốt đêm.

2. Sử dụng quạt khi vừa đi nắng về

Vừa ở môi trường nhiệt độ cao trở về, cơ thể đang tiết ra mồ hôi, đồng thời các mạch máu giãn nở... việc lập tức ngồi quạt có thể dẫn đến tình trạng sốc nhiệt. Hơn nữa, gió từ quạt cũng có thể khiến quá trình bài tiết mồ hôi bị ngưng trệ, mạch máu co đột ngột vô cùng nguy hiểm, có thể gây cảm lạnh, thậm chí là đột quỵ.

Chính vì vậy sau khi đi nắng về, bạn nên dùng khăn lau khô mồ hôi, rồi bật quạt ở mức nhỏ nhất, sau đó tăng dần.

3. Vừa tắm xong đã ngồi ngay trước quạt

Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông Y Ba Đình, Hà Nội), sau khi tắm, nhiệt độ cơ thể đang giảm xuống, không nên ngay lập tức ngồi dưới quạt hay điều hòa vì có thể ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu, kéo theo hệ lụy là máu lên não chậm, ảnh hưởng tới nhịp đập của tim và huyết áp. Đặc biệt, những người có sức khỏe và đề kháng yếu nếu nằm quạt, điều hòa ngay sau khi tắm sẽ rất dễ gặp tai biến, đột quỵ.

4. Gí sát mặt vào quạt

Vào những ngày nóng, nhiều người có thói quen ngồi thật gần máy lạnh hoặc quạt. Nhưng việc ngồi quá gần máy lạnh, quạt sẽ khiến cơ thể bạn bị nhiễm lạnh, dễ mắc các bệnh như sụt sịt, chảy nước mũi, đau đầu, viêm họng… Chưa kể việc ngồi quá gần quạt sẽ khiến cơ thể mất nước nhanh dẫn đến mất cân xứng nhiệt, làm bạn đau đầu, choáng váng, thậm chí trúng gió.

Cách dùng quạt đúng nhất là giữ khoảng cách với quạt, không hướng trực tiếp luồng gió quạt vào người.

5. Vừa uống nước đá, vừa ngồi quạt


Uống nước lạnh khi ngồi quạt gây đau họng, cảm sốt, viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp...

Mùa nóng, không ít người có thói quen uống nhiều nước đá lạnh và ngồi trước quạt để giải nhiệt nhanh. Tuy nhiên, đây lại là thói quen rất nguy hiểm. Việc uống nước lạnh khi cơ thể nóng rực sẽ khiến dạ dày, ruột co thắt, nhiều nguy cơ bị đau bụng cấp tính.

Thêm vào đó, gió của quạt sẽ khiến thân nhiệt xuống thấp, gây đau họng, cảm sốt, viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp... Do đó, khi ngồi trước quạt, tốt nhất bạn chỉ nên uống nước lọc hoặc nước ấm mà thôi.

Cập nhật: 20/05/2021 Theo nhipsongviet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video