Dưới đây là một số truyền thống Giáng sinh kỳ quặc đã bắt nguồn từ khắp nơi trên thế giới.
Top 7 truyền thống Giáng Sinh lạ trên thế giới
Giáng sinh là một trong những ngày lễ phổ biến nhất trên toàn cầu, với hơn 2 tỷ người tham gia các truyền thống Giáng sinh trên khắp thế giới mỗi năm. Ngay cả ở những quốc gia có ít người theo đạo Thiên Chúa, Lễ Giáng sinh vẫn được coi là một lễ kỷ niệm quan trọng.
Nhưng khi bạn so sánh các truyền thống Giáng sinh trên khắp thế giới, những khác biệt đó sẽ trở nên đáng chú ý hơn nhiều - đặc biệt khi bạn cho rằng nhiều truyền thống trong số đó không hề bắt đầu bằng lễ Giáng sinh.
1. Người Thụy Điển đốt một con dê khổng lồ
Hằng năm, vào ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng 12, những người dân ở Gävle, Thụy Điển dựng lên một con dê bằng rơm khổng lồ trên quảng trường chính của thị trấn. Nó đứng đó một cách kiêu hãnh, mang lại sự vui tươi cho những ngày đông se lạnh. Và sau đó, những kẻ phá hoại thường xuyên tìm cách đốt cháy nó.
Julbocken (con dê Giáng sinh) hầu như năm nào cũng bốc cháy kể từ năm 1966, khi nó được đặt lần đầu tiên, và giờ đây, hằng năm,người Thụy Điển luôn theo dõi tin tức chặt chẽ để xem liệu nó có thể vượt qua Giáng sinh không.
Các nhà chức trách đã thử đủ mọi cách để răn đe người dân đốt dê, từ lắp đặt camera quan sát đến tẩm rơm bằng vật liệu chống cháy. Họ đã có được thành công ngắn ngủi vào năm 2015, khi con dê sống sót đến tận đêm Giáng sinh – rồi lại bị thiêu rụi hai ngày sau đó.
2. Người Nhật ăn KFC
Tại Nhật Bản - một quốc gia có ít người theo đạo Thiên chúa và không có truyền thống tổ chức lễ Giáng sinh. Các chuyên gia marketing đã thuyết phục được mọi người rằng ăn KFC là một truyềnthống trong ngày lễ Giáng sinh.
Mọi chuyện bắt đầu từ những năm 1970, khi khách du lịch nước ngoài đến thăm Nhật Bản vaằn gà KFC như một món thay thế cho món gà tây truyền thống trong dịp Giáng sinh. Với một chút trợ giúp từ quảng cáo, xu hướng này đã bùng nổ với người dân địa phương.
Ngày nay, các báo cáo cho biết, doanh số bán hàng tại các nhà hàng KFCvào dịp Giáng sinh cao gấp 5 lần so với các thời điểm khác trong năm, với nhiều khách hàng đã đặt hàng gà rán trước nhiều tháng.
3. Người Tây Ban Nha làm mô hình người đang“đại tiện”
Ở Catalunya, Tây Ban Nha, cảnh Chúa giáng sinh truyền thống mang một sắc thái lạ lẫm hơn.
Mỗi năm, vào những tuần trước lễ Giáng sinh, ở Catalunya lại xuất hiện “el caganer”. Đây là những mô hình bằng gốm được dựng lên với hình ảnhmột nông dân xứ Catalan đang…đại tiện.
Không ai thực sự chắc chắn về truyền thống kỳ quặc này bắt nguồn từ đâu, nhưng người ta cho rằng, nó có thể liên quan đến việc "bón phân" giúp mùa màng bội thu và mang lại nhiều may mắn trong năm mới. Những mô hình kỳ quặc nàylà một phần của lễ kỷ niệm Giáng sinh ở địa phương này trong nhiều thế kỷ.
4. Người Na Uy giấu chổi của họ
Người Na Uy có truyền thống giấu chổi của họ khỏi tầm nhìn vào đêm Giáng sinh. Ngoài việc muốn tránh khỏi việc dọn dẹp trong ngày lễ, họ còn tin vào một truyền thuyết cổ nói rằng,nếu cây chổi của họ bị bỏ quên qua đêm, những phù thủy xấu tính sẽ đánh cắp chúng, sau đó cưỡi lên và tàn phá trong suốt mùa Giáng sinh.
5. Iceland giành được quà từ các chú lùn Yule Lads
Không phải ông già Noel, những đứa trẻ lớn lên ở Iceland có thể mong đợi sự viếng thăm từ 13 Yule Lads riêng biệt trong những ngày trước Giáng sinh, những người sẽ để lại món quà đẹp hoặc củkhoai tây hỏng, tùy thuộc vào hành vi của đứa trẻ - trong một chiếc giày ở cuối giường của chúng.
Không phải tất cả các Yule Lads đều thân thiện. Vì vậy, những đứa trẻ sẽ phảisuy nghĩ lại về những hành vi sai trái của mình trước Giáng sinh.
6. Diễn viên hóa trang (Latvia)
Ở Lativa, các “mummer” (diễn viên không chuyên) sẽ hóa trang thành các động vật như sếu, dê, sói, gấu, ngựa hay các nhân vật kinh dị tượng trưng cho tử thần. Họ phải giấu danh tính, đeo mặt nạ và giả giọng khác để đảm bảo người trong khu họ sống không nhận ra. Các mummer sẽ đi từ nhà này sang nhà khác để xua đuổi những linh hồn xấu xa bằng âm nhạc và bài ca truyền thống. Các gia đình sẽ mời họ vào nhà ăn uống. Nếu bị nhận ra trong lúc hóa trang, mummer sẽ phải gỡ bỏ mặt nạ.
7. Mari Lwyd
Mặc dù nguồn gốc của truyền thống Mari Lwyd tương đối mù mờ nhưng hầu hết các học giả đều đồng ý rằng nó bắt đầu như một nghi lễ ngoại giáo. Bản thân truyền thống này bao gồm một nhóm người diễu hành hộp sọ ngựa quanh thị trấn được trang trí trong chiếc áo choàng trắng với những dải ruy băng hoặc nhựa ruồi và cây thường xuân chảy ra như một chiếc "bờm".
Nhóm đi đến từng nhà với chiếc đầu lâu, hát những bài hát của xứ Wales hoặc tham gia một nghi lễ được gọi là pwnco, một trò chơi có vần điệu trong đó những người tham gia trao đổi những câu châm biếm vui tươi, thô lỗ. Nếu gia chủ thua cuộc thì phải mời đoàn rước Mari Lwyd vào trong và coi như sẽ gặp may mắn trong năm. Nếu họ thắng, Mari Lwyd phải tổ chức một bữa tiệc cho họ.