Nghiên cứu cho thấy một phần của bộ não liên quan đến việc nhận thức tình cảm và nỗi sợ hãi co rút trong những người bị tự kỷ. Những thanh thiếu niên và những chàng trai bị tự kỷ trong cuộc nghiên cứu - những người có tình trạng suy giảm về xã hội nghiêm trọng nhất được phát hiện là có amađan nhỏ hơn bình thường.
Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Wisconsin đưa ra giả thiết rằng những khối amađan có thể co rút lại do sự căng thẳng kinh niên do nỗi sợ về xã hội gây ra trong thời thơ ấu. Cuộc nghiên cứu được xuất bản trong Hồ sơ Tâm thần học tổng quát.
Trong số 54 người tham gia cuộc nghiên cứu tuổi từ 8 đến 25 (nam giới) thì có 23 người bị tự kỷ và 5 người bị hội chứng Asperger.
Kích cỡ của những khối amađan, hai nhóm nơron hình quả hạnh nằm sâu bên trong não được đo bằng kỹ thuật nội soi MRI. Từng người cũng được yêu cầu thực hiện những việc liên quan đến sự tương tác xã hội như theo dõi ánh mắt và nhận ra những nét mặt biểu lộ cảm xúc.
Những người đàn ông bị tự kỷ có những khối amiđan nhỏ thì chậm phân biệt những nét mặt biểu lộ cảm xúc hay trung lập nhất và cho thấy những vùng mắt ít cố định nhất. Cũng chính những cá nhân này sút kém nhất về mặt xã hội vào đầu giai đoạn thơ ấu.
Bệnh tự kỷ ảnh hưởng xấu đến sự tương tác xã hội, giao tiếp và tưởng tượng. (Ảnh: BBC) |
Tính hiếu động thái quá
Dẫn đầu cuộc nghiên cứu Bác sĩ Richard Davidson cho biết kết quả của cuộc nghiên cứu đã chỉ ra một kiểu tự kỷ nơi mà bộ não đầu tiên phản ứng với sự căng thẳng do nỗi sợ hãi của con người đem lại bằng cách trở nên hiếu động thái quá, điều mà cuối cùng dẫn đến việc tế bào bị chết và co rút lại.
Những đứa trẻ bị tự kỷ - những đứa gặp ít khó khăn nhất khi tương tác xã hội sẽ có khối amiđan với mức co rút thấp hơn những đứa vùng vẫy nhiều nhất. Ông cho biết những kết quả có thể giải thích cho hơn phân nửa sự khác biệt về sút kém về mặt xã hội đối với những người bị tự kỷ.
Một nghiên cứu trước đây do Bác sĩ Davidson công bố đã cho biết rằng anh chị em của những người bị tự kỷ mà không bị ảnh hưởng có cùng những khác biệt về khối amiđan và cách họ nhìn những khuôn mặt và xử lý thông tin về những xúc cảm.
Ông cho biết: “Đồng thời, những kết quả này đưa ra bằng chứng đầu tiên liên quan đến những giải pháp khách quan về sự sút kém về mặt xã hội và cấu trúc amiđan và chức năng có liên quan của não trong sự tự kỷ. Tìm thấy nhiều khác biệt như nhau mặc dù có phần nhẹ đi ở những anh chị em của người bị tự kỷ giúp xác nhận rằng sự tự kỷ có thể là một biểu hiện nghiêm trọng nhất của một chuỗi lớn các đặc điểm bị ảnh hưởng về mặt di truyền.”
Giáo sư Simon Baron-Cohen, giám đốc Trung tâm nghiên cứu bệnh tự kỷ ở Cambridge nói: “Bài nghiên cứu này cung cấp bằng chứng quan trọng rằng kích cỡ của khối amiđan có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh tự kỷ và kỹ năng xã hội. Bây giờ chúng ta cần tìm hiểu là liệu sự khác biệt về dây thần kinh này có được quan sát trong giai đoạn sớm nhất của sự phát triển và cái gì gây ra sự phát triển không bình thường này.”
Thiên Kim