Phát hiện một loài "cá mập ma" ẩn náu dưới đáy biển

Môi trường sống của loài cá mập ma nằm ở sâu dưới đáy biển, khiến việc nghiên cứu và theo dõi chúng trở nên khó khăn.

Mới đây, các nhà khoa học ở New Zealand đã công bố phát hiện về một loài "cá mập ma" mới, thường rình rập dưới đáy biển Thái Bình Dương và săn mồi ở độ sâu 2.600 mét.


Hình ảnh về loài "cá mập ma" mới được phát hiện dưới đáy biển Thái Bình Dương (Ảnh: Viện nghiên cứu nước và khí quyển quốc gia).

Loài này, tạm gọi là "cá mập ma" mũi hẹp Australasian, có họ hàng với cá mập và cá đuối, nhưng thuộc nhóm cá có bộ xương hoàn toàn làm bằng sụn.

Đặc điểm nổi bật của chúng bao gồm đôi mắt đen lồi ra bên ngoài, làn da trơn, không có vảy, màu nâu nhạt. Phần vây và đuôi của chúng cũng có cấu tạo rất kỳ dị.

Loài cá này thường săn và ăn động vật giáp xác ở độ sâu lên tới 2.600 mét. Vũ khí chính của chúng là cái miệng với cấu trúc đặc biệt tựa như mỏ chim.

Trước đây, người ta thường cho rằng cá mập là một phân họ duy nhất, và sự hiện diện của chúng có ở trên khắp các đại dương.

Nhận định này đã dần thay đổi khi các nhà khoa học phát hiện ra nhiều giống loài khác nhau, nhưng vẫn có chung cấu trúc về mặt di truyền và hình thái với cá mập.

Các chuyên gia cho biết, môi trường sống của loài cá mập ma nằm ở sâu dưới đáy biển, khiến việc nghiên cứu và theo dõi chúng trở nên khó khăn. Cũng vì lý do này, nhiều loài sinh vật biển sâu vẫn nằm ngoài tầm phủ sóng của khoa học.

Cập nhật: 26/09/2024 Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video