Các nhà khoa học vừa phát hiện tổ khủng long con ăn thực vật bị cát vùi lấp ở Mông Cổ.
Theo tờ Journal of Paleontology, một tổ khủng long có tên Protoceratops andrewsi niên đại 70 triệu năm tuổi vừa được phát hiện bằng chứng 15 cá thể khủng long con chưa trưởng thành.
Trong số lượng lớn những quả trứng chứng tỏ mối liên hệ với những loài khủng long khác như loài khủng long ăn thịt Oviraptor hoặc những loài khủng long mỏ vịt sau khi phát hiện quần thể khủng long hóa thạch đa loài trong cùng một tổ là khá hiếm hoi.
Ông David Fastovsky, trưởng khoa nghiên cứu về đất thuộc trường ĐH Rhode và cộng sự đã phân tích những hóa thạch khủng long vừa được tìm thấy, đã đo được đường kính của tổ khoảng 60cm.
Tổ khủng long hóa thạch này đã được phát hiện tại Tugrikinshire (Mông Cổ), nơi được cho là cát vùi lấp nhanh và đã chôn vùi những con khủng long con này trong khi chúng vẫn còn đang sống.
Phát hiện xương hóa thạch của tổ khung long con. (Ảnh: Discovery)
Sau quá trình tìm hiểu, các nhà nghiên cứu kết luận, tất cả 15 con khủng long đều có đặc điểm chưa trưởng thành. Những con khủng long này có mồm ngắn, hai mắt to tương xứng và không có đặc điểm trưởng thành nhưng có những cái sừng nhô lên và có những điểm xếp nếp lớn mà chỉ có loài khủng long trưởng thành mới có.
Dựa vào những mẫu phân tích, các nhà khoa học khẳng định quần thể khủng long được tiềm thấy là loài khủng long ăn thực vật tồn tại và lớn lên trong tổ ít nhất trong giai đoạn đầu mới mới sinh.
“Những ổ trứng lớn có thể là cách đảm bảo sự sống sót của các loài động vật trong thế giới thự nhiên vì có sự chăm sóc và bảo vệ kỹ lương của bố mẹ. Hơn nữa, Mông Cổ vào thời điểm đó là nơi có nhiều loài khủng long ăn thịt lớn chuyên “săn lùng” ăn những con khủng long con ăn thực vật”, thầy Fastovsky phân tích.
Tổ khủng long này hiện đang được lưu trữ tại Trung tâm Paleontological thuộc Viện Nghiên cứu khoa học Mông Cổ ở Ulan Baatar, (Mông Cổ).