Quái vật săn mồi 500 triệu năm tuổi

Hurdia victoria từng được mô tả như một loài vật giáp xác. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Uppsala cùng các đồng nghiệp khác cho biết đặc điểm đó chỉ là một phần của loài vật phức tạp và khác thường này. Bản thân loài vật này chứa đựng câu chuyện về nguồn gốc của nhóm động vật lớn nhất, động vật chân đốt.

Những mảnh hóa thạch có nguồn gốc từ khu vực Burgess Shale nổi tiếng 505 triệu năm tuổi, di sản thế giới được UNESCO công nhận, thuộc British Columbia, Canada. Allison Daley và Graham Budd thuộc Khoa khoa học Trái Đất, Đại học Uppsala, cùng với các đồng nghiệp tại Canada và Vương quốc Anh, mô tả lịch sử phức tạp và cấu trúc cơ thể đặc biệt của Hurdia Vicotria, loài săn mồi ghê rợn vào thời đại của nó.

Những mảnh hóa thạch đầu tiên được thu thập hơn 100 năm trước và được cho là một phần của loài vật giáp xác.
Tuy nhiên, không ai nhận ra rằng những phần khác của loài vật này cũng nằm trong bộ hóa thạch thu thập được, nhưng được mô tả riêng biệt như sứa, hải sâm và các loài chân đốt khác. Tuy nhiên qua việc tổng hợp những cuộc thám hiểm từ những năm 1990, những mẫu vật hoàn chỉnh hơn và hàng trăm mảnh hóa thạch riêng biệt được đưa ra ánh sáng, và là đầu mối đầu tiên cho thấy Hurdia không phải là loài vật đơn giản như những suy nghĩ trước đây. Mảnh ghép cuối cùng của bài toán được tìm thấy khi một mẫu vật được bảo quản rất tốt xuất hiện trong bộ sưu tập tại bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia Smithsonian, Washington. Mẫu vật này được xếp vào danh mục động vật chân đốt từ những năm 1970 và 1980, sau đó được xác định là một mẫu vật thông thường của một quái vật săn mồi nổi tiếng, Anomalocaris.

Minh họa Hurdia Victoria. (Ảnh: Mariane Collins)

Mô tả mới của Hurdia cho thấy nó là họ hàng của Anomalocaris. Giống như Anomalocaris, Hurdia có cơ thể được chia thành nhiều phần với phần đầu có hai vuốt nhiều gai và cấu trúc hàm hình cung với rất nhiều răng. Tuy nhiên điểm khác biệt đó là Hurdia sở hữu một lớp mai gồm 3 phần ở phía trước phần đầu.

Nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ Alllison Daley, người đã nghiên cứu những hóa thạch này trong 3 năm, cho biết: “Cấu trúc này không giống với bất cứ hóa thạch hoặc động vật chân đốt nào tồn tại đến ngày nay”.

“Chức năng của lớp mai này vẫn còn là một bí ẩn. Ở rất nhiều loài động vật, mai hoặc vỏ được sử dụng để bảo vệ những phần mềm của cơ thể, giống như cua hoặc tôm, nhưng cấu trúc này ở Hurdia hoàn toàn trống rỗng và không bảo phủ hoặc bảo vệ phần còn lại của cơ thể. Về khía cạnh này, chúng ta chỉ có thể dự đoán”.


Hurdia và Anomalocaris là một trong những tổ tiên đầu tiên của dòng giống tiến hóa dẫn tới động vật chân đốt, một nhóm động vật hiện đại bao gồm sâu bọ, giáp xác, nhện, và động vật nhiều chân. Chúng cho thấy nguồn gốc của những đặc tính quan trọng ở loài chân đốt hiện đại, ví dụ như cấu trúc đầu và các chi. Tương tự như lớp mai kỳ lạ ở phần đầu, Hurdia sở hữu hệ thống mang phức tạp gắn liền với cơ thể.

Allison Daley cho biết: “Hệ thống mang chạy khắp cơ thể để cung cấp đủ oxy cho loài vật lớn như vậy”.

Tham khảo:
Allison Daley, Graham Budd, Jean-Bernard Caron, Gregory Edgecombe and Desmond Collins. The Burgess Shale anomalocaridid Hurdia and its significance for early euarthropod evolution. Science, 20th March 2009

G2V Star (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video