Quần đảo Kvarken và bờ biển Cao

Di sản văn hóa thế giới tại Phần Lan và Thụy Điển

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Quần đảo Kvarken và bờ biển Cao (Hoga Kusten) của Phần Lan và Thụy Điển là Di sản thiên nhiên thế giới năm 2000.


Kvarken hay còn được viết là Quarken theo tiếng Thụy Điển và Merenkurkku theo tiếng Phần Lan là một vùng vịnh hẹp trong khu vực Vịnh lớn Bothnia. Kvarken ngăn cách vịnh nhỏ Bothnia với biển Bothnia.

Toàn bộ khu vực vịnh hẹp Kvarken có diện tích khoảng 194.400 ha trong đó 85% là biển. Phần còn lại gồm 5.600 đảo nhỏ. Đến nay 2.500 đảo nhỏ trong số 5.600 đảo đã có người sinh sống, tuy nhiên số lượng người sinh sống trên các đảo không nhiều.

Khoảng cách từ đất liền bên Thụy Điển tới đất liên bên Phần Lan là khoảng hơn 80 km, trong khi đó khoảng cách giữa các đảo của Phần Lan và Thủy Điển chỉ có 25 km. Vịnh hẹp Kvarken có độ sâu trung bình thấp chỉ khoảng 25 mét. Đất tại khu vực này có nâng cao theo từng năm. Theo các nhà địa chất học thì vùng này có tỉ lệ đất dâng cao không bình thường giống như vùng bờ biển Cao. Mỗi năm đất ở đây lại cao thêm khoảng 1cm và tạo thêm khoảng 1km2 đất mới. Các nhà địa chất học đã tính ra rằng, với nhịp độ tăng cao này, trong vòng 2.500 năm nữa, vùng này sẽ trở thành 1 biển hồ.


Bản đồ cho thấy khoảng cách trên biển của hai quốc gia Phần Lan và Thụy Điển rất ngắn

Xét về mặt lịch sử, trước đây vùng Kvarken giữ một vị trí khá quan trọng. Hầu hết thư tín đã được chuyển qua vùng này khi biển bị đóng băng. Vì vậy, bờ vịnh này trở thành tuyến được bộ vượt biển lý tưởng và lại bớt thời gian so với việc phải chuyển thư tín bằng đường đất liền. Tuyến đường thư tín này được sử dụng nhiều trong thời kỳ Thụy Điển cai trị Phần Lan.

Trong nhóm đảo ở giữa vùng Kvarken có một ngọn hải đăng cao 36 mét, được xây dựng vào năm 1885. Ngọn hải đăng do kiến trúc sư Henry LePaute thiết kế. Kiến trúc sư Henry LePaute đã từng làm việc trong văn phòng của kiến trúc sư tài ba Gustave Eiffel. Ngọn hải đăng này vì thế được xây dựng dựa theo cấu trúc xây dựng tháp Eiffel. Cũng giống như đa số các tháp và hải đăng khác tại Phần Lan, ngọn hải đăng này hiện nay vận hành hoàn toàn tự động. Vịnh hẹp Kvarken được Unesco công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới cùng với bờ biển Cao của Thụy Điển vào năm 2006.

Bờ biển Cao được công nhận trước đó 6 năm, năm 2000. Bờ biển Cao là một vùng bờ biển nằm ở phía bắc Thụy Điển bên vịnh Bothnia thuộc khu vực thị xã Krafors, Harnosand, Ornskoldsvik. Khu biển này nổi tiếng là khu kiểu mẫu cho việc nghiên cứu "tính đằng tĩnh". Tại đây, đất dâng cao vì sức nặng của các sông băng tan ra trong đất. Hiện tượng này được nghiên cứu và được công nhận lần đầu tiên tại chính khu vực bờ biển Cao. Từ cuối thời kỳ băng hà tới nay, đất ở đây đã dâng cao khoảng 800 mét. Dễ hiểu vì sao vùng đất này được coi là vùng không bình thường với việc hình thành các vách đá cao. Qua nghiên cứu tìm hiểu, các nhà khoa học cũng cho biết con người đã cư ngụ tại vùng này từ hơn 7.000 năm trước.

Đến nay, vùng bờ biển Cao vẫn đặc biệt thu hút các nhà khoa học, nhà địa chât tới nghiên cứu. Trong hồ sơ công nhận di sản này, Unesco đã nhận xét: Bờ biển Cao này tạo ra các cơ hội tuyệt vời cho sự hiểu biết về các tiến trình quan trọng đã tạo ra sông băng và vùng đất dân lên cao trên bề mặt Trái Đất.

Quần đảo Kvarken và bờ biển Cao được Unesco công nhận theo tiêu chí (viii): Quần đảo Kvarken và bờ biển Cao là nơi chứa đựng các giá trị đặc biệt về địa chất. Đầu tiên, cả hai khu vực này có tỷ lệ cao của quá trình nâng đẳng tĩnh trên thế giới, có nghĩa là đất vẫn tiếp tục gia tăng về độ cao sau sự rút lui của các tấm băng trên đất liền. Quá trình nâng đất này đã được ghi nhật trong 10.500 năm qua. Sự nâng đất diễn ra cùng với sự thay đổi lớn trong các nguồn nước. Hiện tượng này là cơ sở cho các nghiên cứu về quy trình phản ứng của vỏ trái đất với sự tan chảy của dải băng lục địa.

Thứ hai, Quần đảo Kvarken và bờ biển Cao với 5.600 hòn đảo nhỏ là nơi chứa đựng thành phần tạo trầm tích của dải băng từ thời kỳ băng hà. Lớp trầm tích này làm đất tại đây đa dạng và đặc biệt hơn.

Cập nhật: 18/01/2016 Theo disanthegioi.info
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video