Rối loạn nhân cách ranh giới là gì?

Rối loạn nhân cách ranh giới đặc trưng bởi sự không ổn định, quá nhạy cảm trong các mối quan hệ, mất ổn định về hình ảnh của bản thân, dao động tâm trạng quá lớn.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Trưởng Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175.


Người mắc rối loạn nhân cách ranh giới thường khó kiểm soát sự tức giận.

Đặc điểm

- Bệnh nhân rối loạn nhân cách ranh giới ít chịu đựng được sự cô đơn.

- Người bệnh cố gắng một cách mãnh liệt để tránh bị bỏ rơi và tạo ra các cuộc khủng hoảng, chẳng hạn thực hiện hành vi tự sát để khuyến khích người khác cứu giúp, chăm sóc.

- Bệnh lý đồng diễn là phổ biến, bệnh nhân thường bị:

  • Rối loạn tâm trạng.
  • Rối loạn triệu chứng cơ thể.
  • Rối loạn cờ bạc.
  • Rối loạn sử dụng chất kích thích.

Nguyên nhân

  • Tiền sử thời thơ ấu.
  • Di truyền.
  • Rối loạn chức năng điều hòa của não và hệ thống peptide thần kinh.

Triệu chứng và dấu hiệu

- Cảm thấy đang bị bỏ rơi hoặc bỏ mặc, cảm thấy sợ hãi hoặc tức giận cao độ.

- Có xu hướng thay đổi quan điểm về những người khác một cách tức thời và đột ngột. Sự chuyển đổi từ sự lý tưởng hóa sang sự xem thường phản ánh lối suy nghĩ đen trắng (phân chia, phân cực giữa tốt và xấu).

- Có thể thấu cảm và chăm sóc cho một người nhưng chỉ khi cảm thấy một người khác sẽ luôn bên cạnh bất cứ khi nào cần thiết.

- Khó kiểm soát sự tức giận của họ và thường trở nên tức giận dữ dội.

  • Thường hướng đến người chăm sóc hoặc người yêu thương vì đã bỏ bê hoặc bỏ rơi mình.
  • Sau sự bùng nổ, người bệnh thường cảm thấy xấu hổ và có lỗi, củng cố cảm giác xấu xa.

- Đột ngột thay đổi hình ảnh, thể hiện bằng cách đột ngột thay đổi mục tiêu, giá trị, ý kiến, sự nghiệp, hoặc bạn bè.

- Những thay đổi về tâm trạng thường chỉ kéo dài vài giờ và hiếm khi kéo dài hơn vài ngày; các thay đổi này có thể phản ánh sự nhạy cảm cực độ với những căng thẳng giữa các cá nhân.

- Thường hủy hoại bản thân khi sắp đạt được mục đích.

- Xung động dẫn đến việc tự gây tổn thương là phổ biến.

  • Các hành vi, cử chỉ và sự đe dọa tự sát, tự cắt xén (ví dụ như cắt, đốt) rất phổ biến.
  • Những hành vi tự hủy hoại này thường được kích hoạt bởi sự từ chối, có thể bị bỏ rơi bởi, hoặc sự thất vọng bởi một người chăm sóc hoặc người yêu.

- Các giai đoạn phân ly, ý nghĩ hoang tưởng và đôi khi các triệu chứng giống như loạn thần có thể được kích hoạt bởi sự căng thẳng quá mức, thường là sợ bị bỏ rơi, cho dù là thật hay tưởng tượng.

  • Ở hầu hết bệnh nhân, các triệu chứng phân ly giảm dần theo thời gian và tỷ lệ tái phát thấp.
  • Tuy nhiên, tình trạng chức năng thường không cải thiện nhiều như các triệu chứng.

Chẩn đoán

- Để chẩn đoán rối loạn nhân cách ranh giới, bệnh nhân phải có một kiểu dai dẳng về các mối quan hệ không ổn định, hình ảnh bản thân và cảm xúc (rối loạn điều chỉnh cảm xúc) và tính bốc đồng rõ rệt.

- Tình trạng này được thể hiện khi có từ 5 điều sau trở lên:

  • Những nỗ lực tuyệt vọng để tránh bị bỏ rơi (thực tế hoặc tưởng tượng).
  • Những mối quan hệ căng thẳng không ổn định thay đổi giữa sự lý tưởng hóa và xem thường người khác.
  • Một hình ảnh không ổn định về bản thân hoặc cảm giác về bản thân.
  • Xung động từ 2 tình huống có thể gây hại cho bản thân (ví dụ tình dục không an toàn, ăn uống vô độ, lái xe thiếu thận trọng).
  • Hành vi, cử chỉ tự sát lặp đi lặp lại, đe dọa hoặc tự cắt xẻo bản thân.
  • Thay đổi nhanh về tâm trạng, kéo dài thường chỉ vài giờ và hiếm khi hơn một vài ngày.
  • Cảm giác trống rỗng dai dẳng.
  • Sự tức giận dữ dội không thích hợp hoặc các vấn đề kiểm soát sự tức giận.
  • Ý tưởng hoang tưởng tạm thời hoặc các triệu chứng phân ly trầm trọng gây ra bởi căng thẳng.

- Các triệu chứng bắt đầu từ giai đoạn đầu của thời kì trưởng thành nhưng có thể xảy ra trong thời kỳ thanh thiếu niên.

Điều trị

  • Tâm lý trị liệu.
  • Dùng thuốc.

Lý giải nguyên nhân hiện tượng người ăn thịt người

Nếu mắc những chứng bệnh này, khả năng cao bạn sẽ là thiên tài

Dấu hiệu cho thấy bạn là người rối loạn nhân cách

Cập nhật: 28/03/2024 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video