Vật thể hình túp lều bí ẩn mà robot tự hành Thỏ Ngọc 2 của Trung Quốc chụp ảnh thực chất là một khối đá hình con thỏ.
Vật thể được ví như túp lều trong ảnh chụp của robot Thỏ Ngọc 2. (Ảnh: CNSA).
Nhóm nghiên cứu phụ trách dự án Thỏ Ngọc 2 thông báo kết quả khi robot tự hành kiểm tra kỹ lưỡng vật thể hôm 7/1. Họ lấy tên của robot để đặt cho khối đá.
Vật thể xuất hiện lần đầu tiên trong tầm quan sát của camera trên robot Thỏ Ngọc 2 hồi tháng 12/2021. Khi đó, phương tiện trông thấy vật thể mờ hình hộp ở đường chân trời. Thỏ Ngọc 2 là robot đầu tiên khám phá phần tối của Mặt trời. Khu vực này không quay về phía Trái đất, có địa hình gồ ghề với nhiều miệng hố hơn phần còn lại. Do vật thể đối xứng bất thường với phần chóp bằng phẳng, nhóm nghiên cứu thuộc chương trình Our Space của Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc, nói đùa đó là túp lều của người ngoài hành tinh.
Sau một tháng di chuyển từ điểm quan sát ban đầu tới gần vật thể, robot tự hành đã gửi ảnh chụp cận cảnh về Trái đất. Trên thực tế, khối đá nhỏ hơn nhiều so với quan sát từ xa. Nó cũng tròn trịa hơn. Vật thể trông giống một con thỏ đang gặm cà rốt. "Khối đá hình thỏ ngọc khá nhỏ nên có thể gây thất vọng cho một số người. Do bức ảnh gốc thiếu góc độ quan sát, nhiều người hy vọng đó là cấu trúc lớn như Khải Hoàn Môn", phóng viên Andrew Jones chia sẻ trên mạng Twitter.
Sau khi phân loại khối đá, robot Thỏ Ngọc 2 sẽ tiếp tục khám phá miệng hố Von Kármán rộng 186 km. Robot tự hành đã thám hiểm khu vực này từ khi tàu vũ trụ Hằng Nga 4 đưa nó tới bề mặt Mặt trời trong lần hạ cánh nhẹ nhàng đầu tiên xuống vùng tối vào tháng 1/2019. Đây là robot thám hiểm Mặt trời hoạt động lâu nhất. Thỏ Ngọc 2 đã tìm hiểu lớp đất xốp sâu ít nhất 40 m trên bề mặt Mặt trời và nghiên cứu một hợp chất dạng gel có màu sắc kỳ lạ ở một miệng hố. Đó là đá bị tan chảy do vụ va chạm thiên thạch cổ đại.