Tại sao Covid-19 lây lan với tốc độ khủng khiếp hơn nhiều so với đại dịch SARS?

Một nghiên cứu mới đã chỉ ra lý do tại sao virus SARS-CoV-2 - thứ đang gây ra đại dịch Covid-19 dễ lây lan hơn rất nhiều so với virus gây nên đại dịch SARS.

Đại dịch Covid-19 gây ra rất nhiều đau thương cho nhân loại khi trong vòng hơn 1 năm nó xuất hiện đã có hàng triệu người tử vong. Nó có tốc độ lây lan cao hơn rất nhiều so với đại dịch SARS trước đây dù cả 2 đều do Coronavirus gây ra. Mới đây, một nghiên cứu đã gợi mở ra lý do tại sao SARS-CoV-2, loại virus gây ra đại dịch Covid-19 có khả năng lây truyền nhanh hơn nhiều so với SARS-CoV-1, virus gây ra đại dịch SARS.

Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào protein gai, cấu trúc cho phép Coronavirus liên kết và xâm nhập vào tế bào con người. Trước khi một trong hai loại Coronavirus liên kết, nó sẽ chuyển protein gai từ trạng thái "không hoạt động" sang "hoạt động".

Mô phỏng phân tử của hai Coronavirus kể trên cho thấy rằng SARS-CoV-2 có thể dễ dàng ở trạng thái hoạt động trong khi SARS-CoV-1 nhanh chóng luân phiên giữa hai trạng thái, khiến nó có ít thời gian hơn để liên kết với các tế bào.


Protein gai - cấu trúc cho phép Coronavirus liên kết và xâm nhập vào tế bào con người.

Mahmoud Moradi Phó Giáo sư hóa lý và hóa sinh tại Đại học Arkansas cho biết: "Chúng tôi phát hiện ra rằng trong những mô phỏng của mình, virus SARS-CoV-1 và SARS-CoV-2 có những cách thay đổi hình dạng hoàn toàn khác nhau và ở các thang thời gian khác nhau".

Chuyên gia này cũng cho biết virus SARS-CoV-1 di chuyển nhanh hơn, luân phiên thay đổi ở trạng thái hoạt động và không hoạt động khiến nó không có nhiều thời gian để bám vào tế bào người. Trong khi đó, virus SARS-CoV-2 ổn định và sẵn sàng tấn công vào tế bào con người.

Trong một năm kể từ khi SARS-CoV-2 xuất hiện, nó đã khiến hơn 120 triệu người nhiễm bệnh, hơn 2,6 triệu người tử vong và vẫn đáng tiếp tục lây lan trên toàn thế giới. Trong khi đó, Đại dịch SARS có hơn 8.000 ca bệnh trong đợt bùng phát năm 2003. Sau đó, nó được kiềm chế và trường hợp nhiễm bệnh cuối cùng được báo cáo là vào năm 2004.

Trong khi nhiều nghiên cứu tập trung vào sự liên kết của protein gai với tế bào con người thì lại có khá ít người xem xét đến sự chuyển đổi của protein gai giữa các trạng thái hoạt động.


Trong một năm kể từ khi SARS-CoV-2 xuất hiện, nó đã khiến hơn 2,6 triệu người tử vong.

Các nhà nghiên cứu cho biết: "Dựa vào kết quả nghiên cứu mới, chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng xu hướng duy trì trạng thái hoạt động lớn hơn của virus SARS-CoV-2 khiến có có khả năng lây nhiễm cao hơn virus SARS-CoV-1".

Ngoài ra, nghiên cứu mới cũng cho thấy rằng một phần ở vùng đầu của protein gai, được gọi là vùng đầu cuối N (NTD) có chức năng ổn định protein gai. NTD không nhận được nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu vì nó không liên kết trực tiếp với tế bào của con người. Tuy nhiên, nó dường như có liên quan đến quá trình chuyển đổi đột biến của protein từ trạng thái không hoạt động sang hoạt động. Do đó, các đột biến trong khu vực này có thể ảnh hưởng đến khả năng truyền nhiễm của virus SARS-CoV-2.

Kết quả của nghiên cứu kể trên có ý nghĩa lớn với các phương pháp điều trị Covid-19 trong tương lai. "Chúng ta có thể thiết kế phương pháp trị liệu làm thay đổi động lực học (của protein gai) và khiến trạng thái không hoạt động ổn định hơn. Điều này thúc đẩy quá trình ngừng hoạt động của virus SARS-CoV-2. Đó là một chiến lược chưa được thông qua" - Moradi nói trong một tuyên bố.

Cập nhật: 18/03/2021 Theo VnReview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video