Tại sao nhiều bức tượng La Mã lại mất đầu?

Nhiều bức tượng La Mã thiếu phần đầu do cổ là điểm yếu tự nhiên, bị phá hủy theo nghi thức cổ xưa hoặc để thu lợi thời hiện đại.

Khi trưng bày một tác phẩm nghệ thuật, bảo tàng thường cố gắng trưng bày toàn bộ tác phẩm. Rất hiếm khi người ta thấy một bức tranh thiếu nửa khung vải hoặc một tấm thảm thêu bị bung một nửa. Nhưng với các bức tượng La Mã cổ đại, việc thiếu một chút gần như là bình thường. Các bức tượng có mũi vỡ, ngón tay bị đứt và đặc biệt là rất nhiều tượng thiếu đầu. Dù giới khoa học thường không thể biết chắc một bức tượng mất đầu như thế nào, các manh mối đã đưa họ đến với một số nguyên nhân phổ biến.

Nguyên nhân cổ đại


Nhiều bức tượng La Mã trưng bày trong bảo tàng thiếu phần đầu. (Ảnh: Dea/A. Dagli Ort).

Lý do đầu tiên và đơn giản nhất khiến nhiều bức tượng mất đầu là cổ vốn là một điểm yếu tự nhiên trên cơ thể người, theo Rachel Kousser, giáo sư cổ điển học và lịch sử nghệ thuật tại Đại học Thành phố New York. Khi một bức tượng bị đổ trong quá trình trưng bày hoặc vận chuyển, cổ thường là nơi đầu tiên vỡ.

Nhưng đầu tượng vỡ không phải lúc nào cũng là tai nạn. Đôi khi, người La Mã cố ý phá hủy chúng. Trong quá trình kết án "damnatio memoriae", Viện nguyên lão La Mã có thể bầu chọn để phá hoại dấu ấn của một hoàng đế bị căm ghét sau khi người này chết. Nếu được thông qua, Viện nguyên lão sẽ xóa tên hoàng đế khỏi các bản ghi chép, tịch thu tài sản, phá hủy những bức chân dung và tượng. Theo Kousser, hoàng đế khét tiếng Nero là một ví dụ điển hình và nhiều bức chân dung của ông đã bị phá hỏng.

Ngoài ra, thợ điêu khắc La Mã đôi khi cố ý thiết kế tượng với phần đầu có thể tháo rời. Thiết kế này cho phép họ sử dụng những vật liệu khác nhau cho cơ thể và khuôn mặt, cho phép nhiều thợ điêu khắc cùng làm một bức tượng, hoặc thậm chí thay thế đầu tượng trong tương lai, theo Kenneth Lapatin, người quản lý cổ vật tại Bảo tàng J. Paul Getty, Los Angeles. Những bức tượng này rất dễ nhận biết vì cơ thể có một lỗ để thợ điêu khắc có thể chèn phần cổ vào, đầu tượng cũng có viền được chạm khắc nhẵn mịn thay vì vỡ lởm chởm.


Đầu của bức tượng "Người phụ nữ mặc áo choàng" được ghép lại với thân sau khi bị tách rời vào thế kỷ 20. (Ảnh: Bảo tàng J. Paul Getty).

Nguyên nhân hiện đại

Một số trường hợp hiếm, đầu tượng bị tách bỏ trong thời hiện đại, Lapatin cho biết. Các bức tượng La Mã có giá trị lớn trên thị trường cổ vật, và những người buôn bán nghệ thuật bất chính nhận ra rằng họ có thể kiếm nhiều tiền hơn bằng cách bán hai hiện vật thay vì một. Do đó, họ đã tự tay tách phần đầu của chúng.

Tượng "Người phụ nữ mặc áo choàng" tại Bảo tàng J. Paul Getty là một ví dụ. Khi được bảo tàng mua lại vào năm 1972, bức tượng cao 2,1 m này chỉ có phần thân. Tuy nhiên, hình ảnh lưu trữ cho thấy tượng vẫn có đầu ít nhất đến những năm 1930. Khi quản lý cấp cao của bảo tàng phát hiện một người buôn bán cổ vật đang bán một chiếc đầu trông giống như một phần của bức tượng, các chuyên gia hiểu rằng có người đã tách rời nó vào thế kỷ 20.

"Chúng tôi không rõ chi tiết, nhưng có vẻ người làm việc này nghĩ rằng mình có thể hưởng lợi hơn khi bán bức tượng không đầu, sau đó bán thêm một chiếc đầu tượng", Lapatin nói. Dù việc khoan cắt cẩu thả ở cổ gây khó khăn cho việc gắn đầu và thân tượng lại, các nhà bảo tồn cuối cùng vẫn có thể hoàn thành công việc, tạo ra cuộc "tái hợp" hiếm thấy giữa bức tượng cổ đại với phần đầu của mình.

Cập nhật: 27/08/2024 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video