Tại sao rừng ở châu Mỹ La-tinh ngày càng dễ bốc cháy?

Việc trồng tràn lan các loài cây không phải bản địa góp phần gây ra những đám cháy chết người, ngay cả ở những nơi thời tiết mát mẻ, ẩm ướt ở châu Mỹ La-tinh.

Tại Chile, hơn 130 người đã thiệt mạng trong các vụ cháy rừng đầu năm 2024 - vụ cháy rừng kinh hoàng nhất trong lịch sử quốc gia này.

Ở Colombia, vào tháng 1, khói cháy rừng bốc lên ngay bên ngoài Bogotá, bất chấp đây là thành phố có thời tiết lạnh và ẩm ướt.

Và tại Argentina, một vụ cháy rừng đã tàn phá khu rừng được Tổ chức Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới.


Những vụ cháy rừng này làm tăng thêm sức tàn phá từ các vụ cháy kỷ lục ở Amazon vào tháng 10-2023. (Ảnh minh họa).

Francisco de la Barrera, một nhà khoa học môi trường tại Đại học Conception ở Chile, cho rằng các đám cháy xuất hiện do sự kết hợp của kiểu khí hậu El Nino mạnh mẽ, sự phát triển mạnh của các loài cây ngoại lai và biến đổi khí hậu.

Di sản rực lửa của biến đổi khí hậu

Theo nhà khí hậu học Maisa Rojas - bộ trưởng Môi trường Chile, các đám cháy thảm khốc có nhiều nguyên nhân nhưng biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân chính.

Bà cho hay trong thập niên qua, Chile đã xảy ra 16 vụ cháy lớn, trùng hợp với “nhiệt độ cao nhất được ghi nhận ở miền trung”.

Wenju Cai, nhà khí hậu học tại cơ quan khoa học quốc gia CSIRO, ở Melbourne, Úc cho biết đợt siêu hạn hán xảy ra tại khu vực này vào năm 2010 là một trong những đợt hạn hán dài nhất trong một thiên niên kỷ.

Biến đổi khí hậu cũng đang làm giảm độ che phủ của mây và thu hẹp các sông băng ở dãy Andes của Chile. Điều đó có nghĩa là giảm ánh sáng Mặt trời phản chiếu và kết quả là nhiệt độ tăng lên.

Cây ngoại lai cũng gây đám cháy thảm khốc

Con người cũng đã cung cấp nhiều nhiên liệu cho các vụ cháy rừng khi trồng cây ngoại lai với mục đích tốt.

Dolors Armenteras, nhà sinh vật học tại Đại học Quốc gia Colombia ở Bogotá, cho biết trong thế kỷ 20, cây bạch đàn có nguồn gốc từ Úc đã được trồng trên các ngọn đồi xung quanh Bogotá để ngăn chặn tình trạng xói mòn nghiêm trọng. Bạch đàn được chọn vì nó phát triển nhanh và thích nghi tốt với nhiều điều kiện khác nhau.

Thế nhưng số lượng lớn cây bạch đàn đã cung cấp một lượng lớn vật liệu dưới dạng vỏ cây dễ cháy.

Nhà môi trường De la Barrera nói những cây ngoại lai góp phần gây ra cháy rừng ở Chile. Theo Bộ Nông nghiệp nước này, diện tích rừng trồng ở vùng Valparaiso - nơi xảy ra vụ cháy rừng chết người hồi tháng 1 - đã tăng gấp đôi, lên hơn 41.000ha từ năm 2006-2021. Bạch đàn chiếm gần 40% diện tích trồng rừng ở Chile.

Tania Marisol González, nhà sinh thái học bảo tồn tại Đại học Giáo hoàng Javeriana của Bogotá, cho biết: “Khi tôi nhìn thấy đám cháy ở Bogotá, tôi cảm thấy giống như đang xem biên niên sử về một cái chết được báo trước”.

Những đám cháy "tận thế" đang tàn phá vùng đất ngập nước nhiệt đới lớn nhất thế giới

Bà Rojas, bộ trưởng Môi trường Chile, nói đến khả năng thúc đẩy “cảnh quan đa dạng sinh học, với nguồn nước được bảo vệ và các khu vực phòng chống cháy nổ, đặc biệt là ở ranh giới thành thị - nông thôn. Điều này sẽ làm giảm rủi ro cho con người và thiên nhiên”.

Nhưng một chặng đường dài còn ở phía trước. Ông de la Barrera cảnh báo các bước do Bộ trưởng Rojas đề xuất sẽ đòi hỏi những thay đổi đáng kể về mặt pháp lý và quy định.

Cập nhật: 20/02/2024 Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video