Tế bào máu của những bệnh nhân ung thư sống sót có hi vọng giúp bệnh nhân khác "khỏi bệnh"

Thử nghiệm trên người sẽ được thực hiện trong năm 2018.

Tế bào máu từ những bệnh nhân ung thư có hệ miễn dịch cực mạnh có thể được truyền cho những bệnh nhân ung thư khác. Các nhà khoa học hi vọng rằng việc này có thể giúp tất cả bệnh nhân cùng “khỏi bệnh” đến độ thuyên giảm hoàn toàn.

Trên thực tế, một số bệnh nhân ung thư có tế bào bạch cầu trung tính rất khỏe mạnh, đến nỗi chúng tấn công và tiêu diệt được tế bào ung thư giúp họ hồi phục và sống sót một cách thần kì.

Những tế bào bạch cầu trung tính chính là hàng rào phòng vệ đầu tiên của hệ miễn dịch. Và các nhà khoa học muốn thu thập những tế bào khỏe nhất từ những người khỏe nhất này, nuôi cấy chúng thành một đội quân giúp các bệnh nhân khác tiêu diệt ung thư.

Bạch cầu trung tính được nhân lên trong phòng thí nghiệm để đạt con số 2,5 tỷ tế bào, trước khi chúng được truyền vào cơ thể bệnh nhân ung thư mỗi tuần 1 lần và trong 6 tuần liên tiếp. Trong thử nghiệm, các tế bào có khả năng tiêu diệt 95% ung thư sau 24 giờ.


Theo kế hoạch liệu pháp này sẽ được thực hiện trên người lần đầu tiên vào năm 2018.

Sau các kết quả thử nghiệm thành công trên chuột, Lift BioSciences, một công ty công nghệ sinh học tại Anh hiện đang chuẩn bị thử nghiệm liệu pháp bạch cầu trung tính trên một số lượng nhỏ bệnh nhân đầu tiên.

Alex Blyth, giám đốc điều hành Lift BioSciences, cho biết: "Chúng tôi không đơn giản chỉ nói về việc giữ bệnh ung thư trong tầm kiểm soát. Chúng tôi đang xem xét đến một liệu pháp chữa bệnh, trong đó bạn sẽ nhận được một đợt điều trị mỗi tuần kéo dài 5 đến 6 tuần”.

“Dựa trên các thử nghiệm trong môi trường thí nghiệm và trên chuột, chúng tôi hy vọng sẽ được chứng kiến những bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn. Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là tạo ra một ngân hàng tế bào đầu tiên trên thế giới, lưu trữ các bạch cầu trung tính có khả năng giết chết tế bào ung thư một cách mạnh mẽ".

Cộng việc của nhóm nghiên cứu tại Lift BioSciences được đặt dưới sự hợp tác với các nhà khoa học đến từ Trường King's College London. Theo định hướng ban đầu, họ đã tập trung phát triển liệu pháp bạch cầu trung tính để điều trị ung thư tuyến tụy, một trong những dạng ung thư nguy hiểm bậc nhất. Chỉ có 4 trong số 100 bệnh nhân ung thư tuyến tụy có thể sống sót trên 5 năm.

Ngoài ra, các xét nghiệm ban đầu cho thấy bạch cầu trung tính cũng có thể giết chết tế bào ung thư cổ tử cung.

Một điểm mạnh của phương pháp sử dụng bạch cầu trung tính được Lift BioSciences giới thiệu. Đó là tế bào bạch cầu từ người hiến tặng có thể được truyền cho bất kể bệnh nhân nào, mà không cần lo lắng hiệu ứng từ chối miễn dịch.

Đó là vì tế bào bạch cầu trung tính chỉ sống trong cơ thể người bệnh khoảng 5 ngày và biến mất trước khi hệ miễn dịch của người nhận có cơ hội tấn công chúng.


Thử nghiệm ban đầu được thiết kế cho các bệnh nhân ung thư tuyến tụy.

Bạch cầu trung tính có thể trực tiếp giết chết tế bào ung thư, bằng các chất hóa học và kháng thể của chúng. Hoặc nó cũng có thể gián tiếp giúp bệnh nhân chống lại căn bệnh bằng cách kích hoạt các tế bào miễn dịch khác cũng tiêu diệt được ung thư.

Có một số bằng chứng nói rằng bạch cầu trung tính đôi khi không nhận diện ung thư là mối hiểm họa với cơ thể, thậm chí, nó có thể che dấu khối u khỏi các phản ứng miễn dịch khác. Tuy nhiên, một khi loại bạch cầu này đã nhắm được mục tiêu vào khối u ung thư, chúng sẽ tiêu diệt nó một cách rất hiệu quả.

Trong thí nghiệm, các nhà khoa học quan sát thấy bạch cầu trung tính đã tiêu diệt tới 95% tế bào ung thư chỉ trong vòng 24 giờ. Chính hiệu ứng này đã khiến họ tin rằng loại bạch cầu này sẽ trở thành ứng viên tiềm năng cho các liệu pháp điều trị ung thư mới.


Bạch cầu trung tính là một trong những hàng rào phòng thủ đầu tiên của cơ thể.

Trước đó, nhóm nghiên cứu tại Lift BioSciences đã thu thập hàng ngàn tế bào bị bỏ đi như rác thải y tế từ các ngân hàng máu. Họ kiểm tra khả năng giết chết tế bào ung thư của các loại tế bào trong môi trường phòng thí nghiệm.

Những tế bào vượt qua bài kiểm tra một cách ấn tượng sẽ được nuôi cấy và nhân lên nhiều lần bằng một quy trình được Lift BioSciences giữ bí mật. Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm cách chỉnh sửa gen để làm chúng tiêu diệt ung thư mạnh mẽ hơn.

Giáo sư Farzin Farzaneh, người dẫn đầu nghiên cứu tại King's College London, nói: "Tôi đã có chút hoài nghi ban đầu khi Lift BioSciences đặt vấn đề với chúng tôi. Đó là điều mà trước đây tôi không tin là sẽ thực hiện được. Sản xuất ra những tế bào tiêu diệt ung thư đặc hiệu là một khái niệm mà chúng tôi chưa từng nghĩ đến. Chúng tôi đã rất vui mừng vì những kết quả ban đầu này".

Trong vòng 1 năm nữa, nhóm nghiên cứu tại King's College London và Lift BioSciences sẽ tiến tới thử nghiệm liệu pháp bạch cầu trung tính của họ trên người. Một nhóm bệnh nhân nhỏ, 20-40 người mắc ung thư tuyến tụy sẽ được chữa trị đầu tiên.

Một khả năng thử nghiệm nữa cũng được tính đến dành cho các bệnh nhân ung thư mô mềm. Mỗi bệnh nhân sẽ được truyền bạch cầu trung tính hàng tuần. Việc điều trị sẽ cần khoảng 2,5 tỷ tế bào bạch cầu trung tính cho một bệnh nhân.

Cập nhật: 28/11/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video