Thảm họa diệt chủng Holocaust: 1,32 triệu người Do Thái đã bị giết chỉ trong 3 tháng

Chiến dịch Reinhard được biết là chiến dịch lớn nhất của thảm họa diệt chủng Holocaust, nó còn khủng khiếp hơn nhiều so với những gì các nhà sử học có thể tưởng tượng. Chỉ trong 3 tháng, ít nhất đã có 1,32 triệu người Do Thái bị giết, tức là bằng gần ¼ số nạn nhân Do Thái bỏ mạng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Phát hiện này dựa trên bộ dữ liệu gắn số cho những người Do Thái bị bắt buộc rời nhà để dồn lên những chuyến tàu đưa họ đến các trại giết người ở Belzec, Sobibor và Treblinka ở Ba Lan. Hầu hết trong số họ bị giết trong các buồng khí ngạt.

Nhờ việc nghiên cứu bộ dữ liệu này, nhà nghiên cứu LewiStone ở Trường đại học Tel Aviv, Israel đã ước tính được chính xác hơn số người bị Phát xít Đức giết trong Chiến dịch Reinhard.

Phân tích của Giáo sư Stone cho thấy Phát xít Đức đã tổ chức kế hoạch này ra sao để đạt được mục tiêu diệt trừ nhanh nhất có thể toàn bộ những người Do Thái ở vùng đất Ba Lan bị chiếm đóng.

Những cuộc giết người hàng loạt này diễn ra nhanh chóng và hoàn toàn bí mật để "đảm bảo không một người Do Thái nào có cơ hội thoát được và sự chống đối có tổ chức là gần như không thể xảy ra", Giáo sư Stone cho biết.

Chiến dịch Reinhard có qui mô lớn và thời gian nhanh đến mức nó còn vượt quá cả mức độ khốc liệt của nạn diệt chủng Rwanda năm 1994 vốn được coi là nạn diệt chủng kinh hoàng nhất trong thế kỉ XX.


Những mẩu xác còn sót lại trong lò ở trại tập trung Buchenwald, Đức. (nguồn: U.S. Army Signal Corps/Harry S. Truman Presidential Library & Museum).

Vậy Chiến dịch Reinhard đã diễn ra như thế nào?

Từ tháng 3/1942 đến tháng 11/1942, nó đã cướp đi 1,7 triệu mạng sống, trong đó tàn khốc nhất là từ tháng 9 đến tháng 11.

Nguyên nhân của sự quyết liệt trong 3 tháng đó là do Adolf Hitler và Heinrich Himmer đã tuyên bố rằng cho đến cuối năm, tất cả người Do Thái trên vùng đất Ba Lan bị Đức chiếm đóng phải bị tiêu diệt. Mệnh lệnh đó đã dọn đường cho chiến dịch Reinhard tăng tốc.

Tuyến đường sắt quốc gia của Đức đã được lên lịch nghiêm ngặt để vận chuyển và giao các nạn nhân cho các trại giết người. Tuy nhiên, Phát xít Đức đã hủy hết những tài liệu lưu trữ số liệu này.

Nhưng nhà sử học người Israel chuyên nghiên cứu về nạn diệt chủng Holocaust, ôngYitzhak Arad đã tìm kiếm và thu thập được nhiều số liệu về các cuộc hành quyết đó. Ông thu thập được số liệu của các chuyến tàu của đường sắt quốc gia Đức về 480 chuyến tàu dồn người Do Thái từ 393 thành phố và khu dân cư của Ba Lan. Số liệu cho biết địa điểm, số lượng nạn nhân và trại mà tàu đưa người đến. Giáo sư Stone cho biết "bộ dữ liệu này đã được nhà sử học Yitzhak Arad tập hợp khá lâu rồi, nhưng chưa có ai nghiên cứu, có thể vì nội dung của nó quá nhạy cảm".

Có ít nhất 1,32 triệu người đã bị giết trong vòng 3 tháng, tức là khoảng 15.000 người mỗi ngày. Và trong toàn bộ kế hoạch diệt chủng Holocaust, khoảng 5,4 triệu – 5,8 triệu người Do Thái đã bị giết.

So sánh với nạn diệt chủng Rwanda ở châu Phi

Để thấy rõ mức độ khủng khiếp của Holocaust, Giáo sư Stone đã tiến hành thêm một bước so sánh Holocaust với nạn diệt chủng Rwanda. Nạn diệt chủng Rwanda diễn ra trong 3 tháng, và 800.000 người Hutu đã bị giết chỉ trong 100 ngày.

Mặc dù con số 800.000 người thiệt mạng trong 100 ngày là vô cùng đen tối, nhưng nó vẫn là phép tính mờ nhạt khi so với 1,32 triệu người mà Holocaust đã tiêu diệt.Trung bình mỗi tháng nạn diệt chủng Rwanda đã giết 243.300 người, còn Holocaust giết 445.700 người. Theo Giáo sư Stone, từ trước đến nay người ta vẫn xem nạn Rwanda giết người tàn khốc hơn Holocaust, nhưng con số trên đã cho thấy cần phải kiểm tra các số liệu về chiến tranh một cách cẩn thận, kĩ lưỡng và kỳ công hơn để có thể đánh giá chính xác hơn.


Tù nhân đứng điểm danh ở trại tập trung Buchenwald. Hai tù nhân hàng trên đang giữ một người bạn cho khỏi ngã, bởi vì các trại tập trung thường viện cớ phải “loại bỏ” những người tù “vô dụng”. Bức ảnh này được cho là chụp trong khoảng thời gian 1938 – 1941. (nguồn: Shutterstock).

Cách nhìn khách quan

Thường thì các nhà sử học không phải là chuyên gia về số liệu thống kê, vì thế nghiên cứu mới này của Giáo sư Stone là "vô cùng hữu ích và chứa đựng nhiều thông tin", Giáo sư Christopher Browning của Trường đại học Bắc Carolina, Mỹ, nhận xét.

Tuy nhiên, Giáo sư Browning cũng cho rằng không phải nghiên cứu của Giáo sư Stonelà duy nhất mà một số nhà nghiên cứu khác cũng đã xử lý những khiếm khuyết của các số liệu trước đây về thông tin của những vụ tàn sát người Do Thái mà Phát xít Đức gây ra. Ví dụ như trong cuốn sách "Ordinary Men: Reserve PoliceBattalion 101 and the Final Solution in Poland" của mình, Giáo sư Browningcũng đã viết "Vào giữa tháng 3/1942, khoảng 75 – 80% nạn nhân Holocaust vẫn còn sống, chỉ có 25% là đã chết. Nhưng chỉ 11 tháng sau, tức là đến giữa tháng 2/1943 thì tỉ lệ đó đã đảo ngược lại" (tức là 75-8-% đã chết và chỉ còn 25% còn sống).

Ngoài ra, nạn diệt chủng Rwanda và Holocaust là những sự kiện rất khác nhau, việc so sánh là rất khó. Đó là vì có 2 loại tỉ lệ giết người: tỉ lệ trung bình và tỉ lệ thời điểm cao trào nhất.

Nếu so sánh tỉ lệ trung bình thì Holocaust kéo dài 4 năm trong khi Rwanda chỉ có100 ngày, và như vậy tỉ lệ trung bình số người bị giết ở Rwanda là cao hơn. Nhưng nếu so sánh thời điểm cao trào trong 3 tháng thì tỉ lệ Holocaust tàn khốc hơn.

Nghiên cứu của Giáo sư Stone vừa được công bố trên tạp chí Science Advances ngày 2/1/2019.

Cập nhật: 10/01/2019 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video