Thảm họa trên Trái Đất khi Mặt Trời bị che khuất nhiều năm

Một số sự kiện từng xảy ra trên Trái Đất chặn đáng kể ánh sáng Mặt Trời trong thời gian dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống sinh vật.

Va chạm với tiểu hành tinh


Tiểu hành tinh lớn va chạm với Trái Đất có thể đẩy nhiều vật chất vào không khí, ngăn chặn ánh sáng Mặt Trời. (Ảnh: Sun.)

Khoảng 65 triệu năm trước, sự kiện tuyệt chủng hàng loạt kỷ Creta - phân đại Đệ Tam (K–T), đã xóa sổ tới 80% các loài sống trên Trái Đất, theo Live Science. Nhiều nhà khoa học tin rằng sự kiện này là do một sao chổi hoặc thiên thạch khổng lồ va chạm với Trái Đất, tạo ra miệng hố rộng 180 km tại bán đảo Yucatan, Mexico.

"Các mảnh vỡ và bụi từ vụ va chạm bị thổi bay tới tầng cao khí quyển, nhanh chóng phủ kín khắp Trái Đất hoặc ít nhất một bán cầu. Điều này làm ngăn chặn ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất", Linda Ivany, chuyên gia cổ khí hậu tại Đại học Syracuse, Mỹ, cho biết.

Ngoài ra, lượng nhiệt lớn tạo ra từ vụ va chạm đốt cháy nhiều khu rừng và các thảm thực vật khác, phát tán thêm tro bụi vào khí quyển. "Những hạt tro bụi có thể tồn tại khá lâu trong bầu khí quyển, nhiều năm sau khi xảy ra sự kiện", Ivany nói.

Tro bụi không ngặn chặn hoàn toàn ánh sáng Mặt Trời giống như nhật thực toàn phần mà chỉ làm giảm cường độ ánh sáng, nhưng như vậy cũng đủ giết chết thực vật sống nhờ quá trình quang hợp và động vật ăn chúng.

"Năng lượng ánh sáng Mặt Trời giảm sút trong nhiều tháng hoặc nhiều năm làm tổn thương đến khả năng phát triển và sinh sản của sinh vật", Ivany nói.

Tro bụi núi lửa


Núi lửa phum trào có thể tạo ra nhiều tro bụi che lấp bầu trời. (Ảnh: iStock.)

Tác động của tiểu hành tinh không phải là sự kiện duy nhất có khả năng ngăn chặn ánh sáng Mặt Trời. Núi lửa cũng có thể "che lấp" bầu trời trên quy mô toàn cầu.

Ngày 5/4/1815, núi lửa Tambora tại Indonesia phun trào, giải phóng 150 km3 đá và tro bụi tới độ cao 29 km. Đây là lần phun trào núi lửa mạnh nhất trong lịch sử hiện đại. Ngay sau khi núi lửa phun trào, đám mây tro bụi không ngừng mở rộng bao phủ diện tích xấp xỉ bằng Australia. Nhiệt độ không khí trong khu vực giảm xuống 11 độ C, theo Scientific American.

Tro bụi núi lửa tồn tại trong khí quyển một thời gian dài, sau đó lan rộng ra khắp Trái Đất. BBC cho biết, đám mây bụi từ núi lửa Tambora khiến nhiệt độ toàn cầu giảm từ 0,4 tới 0,7 độ C. Một năm sau đó, nhiều khu vực ở châu Âu và Bắc Mỹ không có mùa hè. Sương giá phá hoại mùa màng tại Canada và vùng New England, Mỹ.

Cập nhật: 13/08/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video