Thảm trạng của các loài linh trưởng Việt Nam

Đầu năm 2010, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cho biết: sự tồn tại của 303/634 loài linh trưởng trên thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là nạn săn bắn, buôn bán bất hợp pháp và tàn phá rừng bừa bãi.

Cũng theo IUCN, gần 90% trong số 25 loài loài linh trưởng ở Việt Nam đang bị đe dọa. Đây là tỉ lệ cao hàng đầu thế giới. Trong số này, có 5 loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng, gồm: voọc Cát Bà, voọc mông trắng, voọc mũi hếch, chà vá chân xám và vượn mào đen Phương Đông.

Nếu không có những biện pháp bảo vệ, trong tương lai không xa, rất có thể người Việt Nam chỉ còn được chiêm ngưỡng những loài linh trưởng đặc hữu của đất nước mình qua những cái xác nhồi bông khô héo trong viện bảo tàng.

Sau đây là hình ảnh một số mẫu linh trưởng trưng bày tại Bảo tàng Động vật Việt Nam:

Trong rừng xanh, các chú khỉ, chú vượn, chú voọc... hoạt bát bao nhiêu thì trong viện bảo tàng, sự câm lặng của chúng càng gợi cảm giác chết chóc bấy nhiêu.

Voọc Cát Bà là loài linh trưởng đứng đầu danh sách có nguy cơ tuyệt chủng, với số lượng chỉ còn 60-70 cá thể trên đảo Cát Bà. Đó rất có thể là số lượng của chúng trên toàn thế giới. Mức độ đe dọa: bậc E (Nguy cấp, có thể tuyệt chủng).

Voọc mũi hếch cũng là một loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam. Chỉ còn khoảng 200 con, chúng phân bố trên một phạm vi hẹp tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang (Tuyên Quang) và khu vực Khau Ca (Hà Giang). Mức độ đe dọa: bậc E.

Nằm trong nhóm 5 loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất, chà vá chân xám còn khoảng 1.000 cá thể. Loài linh trưởng này phân bố ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Mức độ đe dọa: bậc E.

Chà vá chân nâu, còn gọi là voọc ngũ sắc phân bố ở miền Trung Việt Nam. Số lượng của loài này đang suy giảm nghiêm trọng do nạn săn bắn và buôn bán xuyên biên giới. Mức độ đe dọa: bậc E.

Voọc Hà Tĩnh là một loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam. Là phân loài cổ nhất của loài voọc, chúng có giá trị rất cao đối với khoa học. Hiện trạng ngoài thiên nhiên của loài này chưa được khảo sát đầy đủ. Mức độ đe dọa: bậc V (Sắp nguy cấp, số lượng còn rất ít).

Khỉ đuôi lợn phân bố khá rộng từ Bắc vào Nam, thường được người dân Trung-Nam Bộ nuôi để hái dừa, nhưng hiện nay số lượng chỉ còn rất ít. Mức độ đe dọa: bậc V.

Cu li nhỏ phân bố ở nhiều tỉnh trong cả nước, có nhiều giá trị về khoa học và kinh tế. Thường bị săn bắt để lấy da lông và nuôi làm cảnh, cho đến thời điểm này, chúng vẫn xuất thường hiện trên thị trường chợ đen ở Hà Nội và TPHCM. Mức độ đe dọa: bậc V.

Voọc xám phân bố trên toàn khu vực Đông Nam Á. Tuy vậy, số lượng của loài này ở nước ta không còn nhiều. Mức độ đe dọa: bậc V.

Theo Báo Đất Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video