Thua độ mang lại cảm xúc vô cùng tồi tệ, vậy tại sao mọi người vẫn cá độ?

Hàng triệu fan hâm mộ bóng đá Pháp đã cảm thấy vô cùng tuyệt vời khi Pháp vô địch World Cup 2018. Trong khi đó, hàng tỷ người ủng hộ cho các đội bóng khác lại vô cùng khốn khổ. Vấn đề là, thua độ mang lại chỉ số cảm xúc tồi tệ vô cùng, trong khi chiến thắng chỉ mang lại cảm xúc hạnh phúc bình thường.

Hầu hết người hâm mộ thể thao sẽ cho bạn biết cảm giác đội họ ủng hộ bị thua đau đớn như thế nào. Giống như với những cuộc hẹn hò đầu tiên vậy, kỳ vọng tràn trề để rồi gần như luôn luôn tiêu tan. Trong hầu hết các môn thể thao chuyên nghiệp, chỉ có một đội trở thành nhà vô địch, vì vậy mọi mùa giải đều kết thúc với phần thất bại dành cho hầu hết các đội tuyển.

"Ác cảm mất mát", một lý thuyết then chốt trong kinh tế học hành vi, có thể giải thích một phần lý do tại sao một fan hâm mộ thể thao lại phản ứng mạnh mẽ đến vậy. Lần đầu tiên được các nhà tâm lý học Amos Tversky và Daniel Kahneman đề xuất, ác cảm mất mát là ý tưởng về những trải nghiệm tiêu cực do bị mất mát một thứ gì đó, nó còn tồi tệ hơn cả những trải nghiệm tích cực khi họ đạt được một cái gì đó có giá trị tương tự hay thậm chí là lớn hơn. Ví dụ, nếu bạn ra một cú đánh cược, người thắng sẽ nhận được 5 USD nếu một đồng xu rơi ngửa, nhưng họ sẽ mất 4 USD nếu đồng xu hạ cánh sấp, họ thường sẽ không đặt cược, mặc dù đó sẽ là một khoản đầu tư tốt. Họ sẽ không làm điều đó bởi vì họ theo bản năng biết nỗi đau cảm xúc của việc mất tiền sẽ lớn hơn rất nhiều so với những cảm xúc tích cực khi chiến thắng. Lý thuyết này đã được chứng minh rất hữu ích trong tiếp thị và các khung khuyến khích cho nhân viên.


Hầu hết người hâm mộ thể thao sẽ cho bạn biết cảm giác đội họ ủng hộ bị thua đau đớn như thế nào.

Dữ liệu từ một nghiên cứu mới cho thấy ác cảm mất mát cũng mô tả cuộc đời của một fan hâm mộ thể thao. Trong nghiên cứu này, các nhà kinh tế học Peter Dolton và George MacKerron thuộc Đại học Sussex đã phân tích dữ liệu từ Dự án Mappiness, một cuộc khảo sát mà mọi người được liên lạc ngẫu nhiên trên điện thoại và được hỏi họ hạnh phúc đến mức nào. Hàng chục nghìn người đã đăng ký khảo sát. Ngoài việc ước tính hạnh phúc của họ tại một thời điểm nhất định, họ cũng cho phép các nhà nghiên cứu theo dõi vị trí của họ bằng GPS và báo cáo những gì họ đang làm khi họ được liên lạc.

Để kiểm tra tác động của thể thao, các nhà nghiên cứu đã xem xét hạnh phúc của các fan hâm mộ bóng đá trước và sau trận đấu trong mùa Anh và Scotland từ năm 2011 đến năm 2013. Họ thấy rằng trong những giờ trước trận đấu, các fan hâm mộ này hạnh phúc hơn một chút vào các thời điểm đó. Nếu đội của họ thắng, trong giờ sau đó điểm số hạnh phúc của họ cao hơn 3-5 điểm so với bình thường, trên thang điểm 0-100. Một trận hòa khiến cảm xúc hạnh phúc của họ bị tụt 2-4 điểm, và mất 6.5-10 điểm. (Đây là những tác động trung bình, một số người có thể hạnh phúc hơn hoặc buồn bã hơn).

Theo lý thuyết ác cảm mất mát, sự mất mát luôn khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn so với những cảm xúc tích cực mà chiến thắng mang lại. Và như vậy, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng chiến thắng không mang đến cảm xúc tích cực, hạnh phúc như mong đợi, trong khi thua lại mang đến cảm xúc tồi tệ hơn cả mong đợi.

Nếu vậy, tại sao rất nhiều người vẫn hâm mộ, cá cược các đội thể thao? Các nhà nghiên cứu không thực sự có câu trả lời cho câu hỏi này. Theo đánh giá chủ quan của tác giả bài viết trên trang Quartz, có thể đó không phải là về cảm giác hạnh phúc. Thay vào đó, cá cược là để kết nối với những người khác trong một cộng đồng và ý thức nội tại của việc trung thành với một cái gì.

Cập nhật: 20/07/2018 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video