Tiết lộ bí mật tiếng nói đầu tiên của trẻ

Một nghiên cứu mới có thể giải thích tại sao “ba”, “mẹ” lại thường là những từ đầu tiên mà trẻ nói được. Có lẽ bộ não con người đã được lập trình để nhận ra những mô hình được lặp lại nhất định.

Bằng cách sử dụng kỹ thuật tạo hình não bộ quang học tân tiến nhất, nhà nghiên cứu hậu tiến sĩ Judit Gervain thuộc Đại học British Columbia cùng với một nhóm các nhà nghiên cứu Italy và Chilê đã ghi lại hoạt động bộ não của 22 trẻ sơ sinh (2-3 ngày tuổi) khi chúng được tiếp xúc với bản thu của những từ hư cấu.

Các nhà khoa học đã ghép các từ có kết thúc bằng những âm lặp lại, ví dụ như “mubaba” hay “penana”, với những từ không có âm lặp lại ví dụ như “mubage” hay “penaku”. Họ phát hiện ra rằng hoạt động não bộ được tăng cường ở vùng trán và thái dương của trẻ sơ sinh bất cứ khi nào họ bật băng thu các từ lặp lại. Các từ có âm tiết lặp lại nhưng không liền kề (như “bamuba” hay “napena”) không tạo ra phản ứng như thế trong bộ não. 

Một nghiên cứu mới có thể giải thích tại sao “ba”, “mẹ” lại thường là những từ đầu tiên mà trẻ nói được. Có lẽ bộ não con người đã được lập trình để nhận ra những mô hình được lặp lại nhất định. (Ảnh: iStockphoto/Aldo Murillo)

Gervan thuộc Trung tâm nghiên cứu trẻ em, khoa Tâm lý học, đại học British Columbia cho biết: “Có lẽ không tồn tại sự trùng hợp rằng nhiều ngôn ngữ trên thế giới có từ mang các âm tiết lặp lại trong “tiếng nói của trẻ” – như từ “baby” (em bé) và “daddy” (bố) trong tiếng Anh, “papa” (bố) trong tiếng Ý và “tata” (ông) trong tiếng Hungary”.

Các nhà khoa học cũng đã tiến cứu bằng cách nào mà trẻ lớn hơn cũng như người trưởng thành có thể học được các cấu trúc ngữ pháp. Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên về khả năng bẩm sinh giải mã các kiểu cấu trúc trong ngôn ngữ của trẻ sơ sinh. Gervain nói: “Trung khu ngôn ngữ ở hầu hết người trưởng thành thuận tay phải nằm ở não trái. Điều này hoàn toàn khớp với phát hiện của chúng tôi ở trẻ sơ sinh đồng thời củng cố niềm tin của chúng tôi rằng khả năng bẩm sinh của con người giúp chúng ta lĩnh hội và học được tiếng mẹ đẻ một cách có hệ thống và hiệu quả”.

“Các vùng trên não chịu trách nhiệm về ngôn ngữ ở người trưởng thành không học cách xử lý ngôn ngữ trong quá trình phát triển, nhưng chúng chuyên biệt theo từng phẩn để xử lý ngôn ngữ ngay từ giai đoạn đầu tiên”.

Nghiên cứu được xuất bản trên số trực tuyến đang phát hành của tờ Proceedings of the National Academy of Sciences.

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video