Tìm ra thủ thuật mới giúp bạn "học gì nhớ nấy"

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã chỉ ra vài phương pháp mới giúp bạn nhớ tất cả những gì đã học.

Nhận thấy có khá nhiều trường hợp các sinh viên không nhớ về những kiến thức vừa mới học. Mới đây, hai nhà tâm lý học Henry Roediger và Mark McDaniel thuộc ĐH Washington ở St Louis đã đưa ra nghiên cứu với những chiến lược học tập thực sự nhằm giúp các em có thể nhớ được kiến thức đã học một cách hiệu quả nhất.

Theo đó, các chuyên gia đưa ra phương pháp kết hợp giữa lý thuyết, hệ thống và trực giác.

Đầu tiên, Henry Roediger và Mark McDaniel đưa ra cho các sinh viên phần lý thuyết để nghiên cứu. Vài hôm sau, ông ép buộc họ phải nhớ lại những chi tiết có trong phần lý thuyết mà các sinh viên đã đọc trước đó.

Kết quả là, nếu thật sự cố gắng, những sinh viên vẫn có thể đưa ra một vài chi tiết trong phần tài liệu mà họ đọc vài hôm trước đó.

Henry Roediger cho rằng, việc bạn buộc mình phải nhớ lại những chi tiết, kiến thức một cách nghiêm túc sẽ khiến bạn mở rộng giới hạn của trí nhớ. Não thường trở nên trì trệ khi không suy nghĩ, việc buộc bộ não phải liên tục hoạt động sẽ giúp bạn ghi nhớ khối lượng kiến thức một cách hiệu quả hơn.

Liên hệ những điều mới học với những kiến thức cũ là chiến lược thứ hai mà các chuyên gia đưa ra. Theo Mark McDaniel, việc bạn có thể liên hệ những kiến thức cũ để giải quyết vấn đề lý thuyết mới sẽ giúp bạn nắm được kiến thức mới một cách nhanh và hiệu quả hơn.

Sự liên kết này cũng giúp bạn nhớ lâu hơn về khối lượng kiến thức khổng lồ mà bạn sẽ phải thu nạp trong suốt quá trình học tập.

Bên cạnh đó, việc liên tưởng kiến thức học với những điều đơn giản xung quanh cũng sẽ khiến bạn nhớ lâu hơn. Ví dụ, khi bạn vừa học về sự truyền nhiệt, bạn có thể nghĩ đến hình ảnh khi vừa ở ngoài trời lạnh vào nhà, bạn được áp tay vào một cốc cacao nóng. Hơi ấm từ chiếc cốc cacao nóng sẽ truyền sang tay bạn, giúp đôi bàn tay trở nên ấm áp hơn.

Hoặc không bạn cũng có thể tạo ra những vần điệu riêng, phổ thơ những kiến thức khô khan để có thể học và ghi nhớ dễ dàng.

Đọc nhanh cũng sẽ khiến bạn quên nhanh. Đó là nhận định của các chuyên gia tâm lý học. Theo đó, các chuyên gia cho rằng, việc các sinh viên không để tâm khi đọc bất cứ thông tin gì (vì còn mải làm một vài việc khác như lướt facebook, nhắn tin...) cũng sẽ khiến họ nhanh quên đi số kiến thức đó.

Do đó, sau khi đọc xong phần kiến thức nào, hãy gập sách lại và tự hỏi - mình đã ghi nhớ được những gì trong số thông tin vừa mới đọc. Điều này sẽ giúp não bộ hệ thống lại những thông tin vừa được bạn đọc và giúp ghi nhớ lâu hơn.

Việc thống kê tất cả những gì đã học được trong ngày sẽ giúp bạn kiểm soát và tăng năng suất công việc. Không chỉ vậy, nếu có cơ hội, hãy thể hiện sự hiểu biết của mình. Điều này không chỉ giúp bạn tăng sự tự tin mà còn thúc đẩy bạn nỗ lực nhiều hơn trong việc học tập của mình.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video