Tìm thuốc “ngủ đông”

Tìm ra cơ chế gây ngủ đông ở động vật vùng hàn đới vào mùa đông từ lâu đã là ước mơ của các nhà khoa học. Nếu loài người bắt chước thiên nhiên và gây ra được hiện tượng ngủ đông nhân tạo, các bác sĩ có thể có thêm thời gian cứu chữa một người lính bị thương, hoặc kéo dài sự sống của mô tạng hiến, hoặc giúp các phi hành gia vươn tới những hành tinh xa xôi hơn.

Cho đến nay, người ta đã phát hiện một số tác nhân có hiệu quả gần giống ngủ đông. Năm ngoái, các nhà khoa học Nhật Bản công bố xác định được một loại hormone thiết yếu cho quá trình ngủ đông ở loài sóc Siberia. Gần đây, các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa Boston lại xác nhận khí sulfur hydro (thường gặp trong trứng ung) có thể làm giảm nhịp đập của tim, thân nhiệt và hoạt động hô hấp ở chuột thí nghiệm tới 90% - dấu hiệu của việc quá trình đồng hóa chậm lại, tương tự điều xảy ra khi ngủ đông.

Mặc dù khí sulfur hydro không gây ra ngủ đông hoàn toàn, nhưng nếu nó có tác dụng trên người như ở chuột, loại khí này có thể sẽ được ứng dụng trong các ca phẫu thuật tương lai nhằm làm giảm nguy cơ tử vong do tế bào thiếu oxy. Một hợp chất bí ẩn khác là 5'AMP có trong máu chuột cũng có tác dụng gần giống sulfur hydro cũng đang được Đại học Texas nghiên cứu.

Trường Khanh

Theo Science New, Thanh niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video