Ung thư tuyến tiền liệt: Điều trị hay không điều trị?

Giám sát tích cực là một lựa chọn đã được chấp nhận và áp dụng rộng rãi trong cộng đồng y khoa trong suốt 10 năm qua như một cách để giảm bớt việc điều trị ung thư tuyến tiền liệt không cần thiết.

Clark Howard đang ở Thượng Hải trong một chuyến công tác năm 2009 thì nhận được cuộc gọi từ vợ, giọng đầy nước mắt và đau khổ. Sinh thiết cho thấy Howard, khi đó 53 tuổi, bị ung thư tuyến tiền liệt. Khi ông trở về nhà ở Atlanta, bác sĩ đã đề nghị ông phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt hoặc xạ trị, chỉ định chuẩn cho một chẩn đoán như vậy vào thời điểm đó.

Nhưng khi ở Thượng Hải, Howard đã đọc được một loạt bài báo trên tạp chí y khoa về ung thư tuyến tiền liệt. Các bài báo gợi ý rằng đối với một số bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt ở châu Âu, có thể không cần điều trị.

"Bạn vẫn có thể theo dõi dù đã bị ung thư, thay vì “nhảy bổ” vào điều trị ngay lập tức", ông nói. Trước sự thất vọng của bác sĩ dự kiến sẽ phẫu thuật cho ông, Howard đã chọn cách tiếp cận được gọi là "giám sát tích cực".

Đó là một lựa chọn đã được chấp nhận và áp dụng rộng rãi trong cộng đồng y khoa trong suốt 10 năm qua như một cách để giảm bớt việc điều trị ung thư tuyến tiền liệt không cần thiết, bác sĩ Ballentine Carter, bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Bệnh viện Johns Hopkins ở Baltimore cho biết.



Giám sát tích cực đã có hiệu quả với Howard: Mười năm sau khi được chẩn đoán, bệnh ung thư tuyến tiền liệt của ông không lan rộng, và bác sĩ cho biết ông có sức khỏe tốt. Howard không phải là một ngoại lệ. Năm 2016, tờ New England Medical Jourrnal đã công bố một nghiên cứu kéo dài 10 năm với hơn 1.643 nam giới trong độ tuổi từ 50 đến 69 có chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt khu trú.

Các nhà nghiên cứu thấy không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tử vong giữa những người được theo dõi tích cực và những người đã phẫu thuật tuyến tiền liệt hoặc xạ trị. "Dựa trên dữ liệu này, giám sát tích cực hiện là cách phổ biến nhất để quản lý những bệnh nhân ung thư độ thấp mới được chẩn đoán ở Mỹ", TS. Eric A. Klein, Chủ tịch Viện Thận tiết niệu Glickman tại Bệnh viện Cleveland nói.

Dưới đây là những tác dụng phụ tiềm ẩn mà bệnh nhân có thể gặp phải khi điều trị theo những biện pháp điển hình cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt:

Tác dụng phụ của phẫu thuật tuyến tiền liệt:

  • Rối loạn cương dương.
  • Các vấn đề về tiết niệu như tiểu không tự chủ.
  • Phản ứng xấu với gây mê.
  • Chảy máu trong.
  • Huyết khối
  • Nhiễm trùng.

Tác dụng phụ của tia xạ đối với ung thư tuyến tiền liệt:

  • Rối loạn cương dương.
  • Kích thích bàng quang và đường tiết niệu.
  • Triệu chứng ruột.

Ung thư tuyến tiền liệt không hoạt động

Tại Mỹ, mỗi năm có gần 175.000 trường hợp ung thư tuyến tiền liệt mới. Khoảng 60% được chẩn đoán ở nam giới từ 65 tuổi trở lên và sự xuất hiện của ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới dưới 40 tuổi là rất hiếm. Ung thư tuyến tiền liệt là nguyên nhân thứ hai gây tử vong do ung thư ở đàn ông Mỹ, chỉ sau ung thư phổi. Khoảng 1/9 số nam giới sẽ có chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt trong đời. Nhìn chung, hơn 30% nam giới có chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt loại "lười biếng", bác sĩ Jonathan W. Simons, chuyên khoa ung thư, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Quỹ ung thư tuyến tiền liệt cho biết. Điều đó có nghĩa là ung thư về cơ bản không có khả năng di căn và không trở thành nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, các phương pháp điều trị điển hình cho ung thư tuyến tiền liệt - xạ trị hoặc phẫu thuật để loại bỏ tuyến tiền liệt – là không cần thiết.

Những bệnh nhân nào là phù hợp nhất cho giám sát tích cực?

Các bác sĩ sử dụng hệ thống tính điểm để xác định những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt nào có ít nguy cơ bị ung thư lan rộng và ai nên lựa chọn giám sát tích cực. Thông thường, một bác sĩ tiết niệu sẽ tiến hành sinh thiết để lấy những mẫu mô nhỏ ở các khu vực khác nhau của tuyến tiền liệt, sau đó bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ xác định độ của bệnh ung thư (nếu có). Độ là một cách để xác định mức độ tăng triển của ung thư theo thang điểm được gọi là điểm Gleason. Điểm Gleason dao động từ 6 đến 10, với điểm càng cao nghĩa là ung thư càng “hung hãn”.

BS. Simons giải thích: "Điểm Gleason từ 7 đến 10 cho thấy ung thư tăng triển hơn và có nguy cơ lan rộng cao hơn so với điểm Gleason 6. Bệnh nhân nên nói chuyện với bác sĩ về việc ra quyết định chung dựa trên kết quả sinh thiết và các yếu tố lâm sàng khác, như tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư". Bệnh nhân có điểm Gleason từ 6 trở xuống nên nói chuyện với bác sĩ về việc liệu giám sát tích cực có phải là lựa chọn khả thi cho họ hay không.

Giám sát tích cực không có nghĩa là không làm gì. Cách tiếp cận này có nghĩa là bệnh nhân cần gặp bác sĩ tiết niệu một hoặc hai lần một năm để xét nghiệm PSA trong máu (sàng lọc kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt trong máu) và thăm trực tràng. Sinh thiết của tuyến tiền liệt nên được tiến hành một đến năm năm một lần.

"Giám sát tích cực có nghĩa là bạn không thể bỏ lỡ cuộc hẹn với bác sĩ", BS. Simons nói. Đối với những bệnh nhân được theo dõi tích cực, mối lo ngại không phải là ung thư tuyến tiền liệt sẽ trở nên tăng triển hơn, mà là người bị ung thư tuyến tiền liệt độ thấp có nguy cơ mắc một dạng ung thư tuyến tiền liệt khác, “hung hãn” hơn. "Chúng tôi không muốn điều trị quá mức và chúng tôi không muốn bỏ sót căn bệnh ung thư thứ hai", ông nói. Những người có nguy cơ cao hơn bị ung thư tuyến tiền liệt - chẳng hạn như bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư - nên nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ biện pháp theo dõi bổ sung nào họ cần có.

MRI giúp theo dõi ung thư tuyến tiền liệt

Một số bác sĩ sử dụng MRI như một phần của giám sát tích cực. Ví dụ, các bác sĩ tại Bệnh viện Johns Hopkins thường cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt đang giám sát tích cực chụp MRI 2-4 năm một lần. Sử dụng dữ liệu của bệnh nhân - PSA và kết quả sinh thiết - các bác sĩ đã xây dựng một thuật toán để dự đoán quỹ đạo của ung thư ở người bệnh. Phương pháp này giống như cách các chuyên gia khí tượng sử dụng dữ liệu và thuật toán để dự đoán các cơn bão. Nhiều trung tâm ung thư cũng sử dụng xét nghiệm máu và nước tiểu và kiểm tra các gen khối u để đánh giá ung thư.

Chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt gây lo lắng là điều dễ hiểu, nhưng đó không phải là lý do để hoảng sợ. Điều quan trọng đối với những người có chẩn đoán bệnh là phải làm các xét nghiệm cần thiết để xác định mức độ tăng triển của nó và nói chuyện với bác sĩ để quyết định xem có cần điều trị ung thư tuyến tiền liệt hay không. Bước đầu tiên là xác định liệu điều trị có cần thiết hay không, và nếu có thì phương pháp nào là tốt nhất cho cá nhân người bệnh. Có một tỷ lệ rất lớn những người có chẩn đoán bệnh nhưng có thể không điều trị mà vẫn an toàn.

Bác sĩ Edward M. Schaeffer, chủ nhiệm khoa tiết niệu tại Trường Y Feinberg, Đại học Tây Bắc Mỹ, đồng ý. "Giám sát tích cực đã được chứng minh là một cách an toàn và hiệu quả để quản lý những bệnh nhân nam có một lượng nhỏ ung thư tuyến tiền liệt tăng triển tối thiểu", ông nói. "Trong khi được giám sát cẩn thận, nguy cơ phát triển ung thư tăng triển là dưới 0,5% trong 10 năm và nguy cơ tử vong hầu như bằng không".

Dưới đây là ba điều cần nhớ về giám sát tích cực:

  • Hơn một phần ba nam giới có chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt có thể kiểm soát bệnh bằng giám sát tích cực.
  • Giám sát tích cực là một quá trình liên tục bao gồm theo dõi bệnh nhân bằng các xét nghiệm khác nhau.
  • Khi được thực hiện cẩn thận, giám sát tích cực là an toàn và tiến triển thành ung thư lan rộng là rất hiếm.

Đột phá trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Đã có thể phân loại ung thư tuyến tiền liệt

Cập nhật: 11/04/2019 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video