Vắc-xin béo phì

Cuộc chiến với “đại dịch không lây nhiễm” đang hứa hẹn triển vọng mới khi loại vắc-xin chủng ngừa béo phì, cho thấy nhiều tín hiệu khả quan trên động vật thí nghiệm...

Chuột được chủng ngừa béo phì (phải) và chuột béo phì (Ảnh: NLD)

Từng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi là “đại dịch không lây nhiễm” của thế kỷ 21, béo phì đang ngấm ngầm là hiểm họa sức khỏe đối với nhiều quốc gia. Nó là nguyên nhân của hầu hết các chứng bệnh, từ tim mạch, các dạng ung thư, đột quỵ, viêm khớp cho đến tiểu đường loại 2 và trầm cảm... Và đã có không ít các nghiên cứu khoa học từ cơ bản đến thí nghiệm lâm sàng được thực hiện trên thế giới nhưng cho đến lúc này, khả năng chế ngự sự bành trướng của béo phì vẫn còn bỏ ngỏ...

Ghrelin - manh mối chính

Đây không phải là nỗ lực duy nhất trong mục tiêu phát triển loại vắc-xin nhằm vào ghrelin, loại hormone thường gia tăng trước mỗi bữa ăn, có chức năng điều chỉnh sự cân bằng năng lượng cơ thể. Trước đây, Công ty Công nghệ sinh học Thụy Sĩ Cytos cũng đã thử nghiệm một loại vắc-xin khác, bằng việc ngăn ngừa hấp thu năng lượng từ não bộ. Mục tiêu tấn công chủ yếu của loại vắc-xin này là ức chế cảm giác thèm ăn. Và, loại vắc-xin của ĐH Scripps cũng nhắm vào ghrelin nhưng bằng cách can thiệp vào cơ chế chuyển hóa năng lượng, khử hoạt tính của nó, chủ yếu là cảm giác thèm ăn và hấp thu năng lượng của cơ thể. Triển vọng giảm cân của nó không chỉ có ức chế nhu cầu tiêu thụ năng lượng mà còn có khả năng làm tan các tế bào mỡ trong cơ thể...

Sẽ có vắc-xin béo phì

Trên tờ chuyên san của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia PNAS số mới đây, các nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Scripps, California cho biết họ đã tạo ra được những kháng thể tấn công ghrelin thông qua hệ miễn dịch và đã cho thấy dấu hiệu giảm cân trên chuột thí nghiệm. “Bằng cách này, hệ miễn dịch có thể nhận ra một phân tử mà bình thường nó không nhận ra – BS D.Janda, GS hóa chất ĐH Scripps, viết. Những kháng thể này sẽ ức chế và khử hoạt tính của ghrelin tương tự như khi chúng ta chủng ngừa các chứng bệnh do vi khuẩn và virus. Những con chuột được tiêm vắc-xin đã giảm được 20%-30% thể trọng mặc dù vẫn được nuôi với khẩu phần tương tự như chuột bình thường...

Các nhà nghiên cứu cho biết sẽ nhắm vào việc kích hoạt một số kháng thể khác trong cơ thể và dự kiến sẽ tiến hành các thử nghiệm trên người trong thời gian tới. Tuy nhiên, có lẽ hãy còn quá sớm để chạm tay vào loại vắc-xin như thế, vì các lý do như sẽ bào chế dưới dạng như thế nào, có thể được chủng một lần hay phải tiêm nhiều mũi định kỳ... Các tác giả hy vọng sẽ chọn liều chủng ngừa ở dạng viên nén, uống qua đường miệng tương tự như vắc-xin bại liệt và những bệnh khác...

A.HÙNG

Theo Người lao động
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video