Vắc xin phòng ngừa ung thư da phát huy hiệu quả trong thử nghiệm

Các nhà nghiên cứu cho biết hai loại vắc xin phòng ngừa ung thư da được thử nghiệm với quy mô nhỏ đã chứng tỏ độ an toàn và tạo ra phản ứng miễn dịch đối với các tế bào ung thư.

Các kết quả thử nghiệm này được đăng trên tạp chí Nature ngày 5/7.

Theo đồng tác giả nghiên cứu Patrick Ott thuộc Viện Ung thư Dana-Farber ở thành phố Boston của Mỹ, trong nghiên cứu thứ nhất, vắc xin với tên gọi NeoVax cho kết quả khả thi, an toàn và khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch ở tất các bệnh nhân được tiêm vắc xin này.

Trong thử nghiệm giai đoạn 1 về độ an toàn của vắc xin, các nhà nghiên cứu đã tiêm vắc xin trên 6 người đã chữa trị ung thư da. Trong 25 tháng sau đó, trung bình có 4 bệnh nhân không có tế bào ung thư di căn. Thông thường, ít nhất 50% trong số các bệnh nhân ung thư da tái phát trong 2 năm.


Vắc xin với tên gọi NeoVax cho kết quả khả thi sau khi thử nghiệm.

Khác với vắc xin truyền thống phòng ngừa bệnh tật, NeoVax nhằm mục đích ngăn các tế bào ung thư “tái xuất” ở các bệnh nhân mắc ung thư da ác tính sau khi được phẫu thuật cắt bỏ các khối u. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu trên tạm thời chưa thể kết luận tác dụng này của NeoVax do quy mô hẹp của cuộc thử nghiệm.

Trong nghiên cứu thứ hai, một nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm loại vắc xin khác trên 13 bệnh nhân ung thư da và cũng có kết luận tương tự về độ an toàn cũng như khả năng tạo phản ứng miễn dịch.

Đây là các cuộc thử nghiệm ban đầu ở người với 2 loại vắc xin phòng chống ung thư từ các kháng nguyên ung thư mới (neoantigen), vốn xuất hiện do những đột biến trên DNA của tế bào ung thư.

Các kháng nguyên mới này không xuất hiện ở những tế bào bình thường của cơ thể người, do đó đây là mục tiêu lý tưởng cho điều trị ung thư. Các biện pháp điều trị thông thường như hóa trị liệu tiêu diệt cả tế bào khỏe mạnh lẫn tế bào ung thư, đồng thời để lại những tác dụng phụ nghiêm trọng cho bệnh nhân.

Giáo sư Cornelis Melief thuộc Đại học Trung tâm y học Leiden ở Hà Lan đánh giá 2 nghiên cứu trên khẳng định tiềm năng của hướng điều trị nói trên. Tuy nhiên, ông cho rằng cần triển khai các cuộc thử nghiệm trong giai đoạn tiếp theo ở nhiều nhóm người hơn để thấy rõ hiệu quả của các loại vắc xin này.

Cập nhật: 07/07/2017 Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video