Venice và hệ thống kênh rạch

Di sản văn hóa thế giới tại Italy

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận thành phố Venice và hệ thống kênh rạch trong thành phố là Di sản văn hóa thế giới năm 1987.

Venice còn được gọi là Thành phố của các kênh đào, theo tiếng La tinh, Venice có nghĩa là tình yêu. Có lẽ từ tên gọi này mà nơi đây từ lâu mặc nhiên được coi là thành phố của tình yêu. Những đôi vợ chồng mới cưới dù ở quốc gia nào cũng đều mơ ước đến 1 tuần trăng mật ở Venice. Tuy nhiên bởi vẻ đẹp lãng mạn, vô cùng đặc biệt của mình, thành phố này còn có nhiều biệt danh khác như: thành phố nổi, thành phố mặt nạ, thành phố của những cây cầu.

Nằm ở phía Đông Bắc của Italy, Venice được hình thành từ 118 đảo và 175 kênh đào nối với nhau bởi 444 chiếc cầu. Chính những yếu đó đó đã tạo nên kiến trúc độc đáo, có một không hai của thành phố này. Với vị trí thuận lợi nẳm ở giao điểm của các tuyến thương mại đường biển giữa một phần Tây Âu rộng lớn và vùng còn lại của thế giới, Venice nhanh chóng trở thành một đế quốc hàng hải và là một khu vực quan trọng chuẩn bị cho các cuộc Thập tự chinh cũng như là một trung tâm thương mại quan trọng của Châu Âu thời kỳ Phục Hưng.


Venice là thành phố được hình thành từ 118 kênh rạch và 444 cây cầu.

Trong lịch sử và đến tận ngày nay, Venice là một trung tâm thương mại, nghệ thuật lớn. Venice là quê hương của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng như Antonio Vivaldi, Giovanni Picchi...Nhiều năm trở lại đây, Venice cùng với Milano trở thành trung tâm thời trang và mua sắm lớn của Italy.

Có một điều nữa khiến cho Venice thêm phần đặc biệt bởi đây là đô thị duy nhất ở Châu Âu trong thế kỷ 21 tồn tại mà hoàn toàn không có ô tô, xe tải. Gần 500 cây cầu chạy dọc, ngang thành phố có chức năng như những con đường, mọi hoạt động giao thông đều diễn ra trên các kênh đào và đi bộ.

Venice là thành phố duy nhất trên thế giới mà giao thông chỉ có đường thủy và đi bộ.

Đến với Venice, bất kỳ du khách nào cũng bị ấn tượng bởi sự quyến rũ của thành phố và giao thông ở đây. Trên thế giới, có lẽ chỉ có Venice là thành phố duy nhất mà phương tiên giao thông chỉ có thuyền. Hình ảnh chiếc thuyền godola – một loại thuyền gỗ cổ của Venice đã trở nên quen thuộc và nổi tiếng khắp thế giới. Trước kia, thuyền godola được coi là biểu tượng giàu có của người dân ở Venice. Các gia đình giàu có, các nhà quý tộc ở Venice đều có thuyền riêng và trang trí vô cùng lộng lẫy, cầu kỳ. Nhiều chiếc thuyền được mạ vàng, bọc nhung lụa và nạp đá quý. Thuyền godola với giới quý tộc xưa ở Venice như một món đồ trang sức và phô trương sự quyền quý của gia tộc mình. Nhiều gia đình khá giả cũng vì đua theo mốt trang trí thuyền mà khuynh gia bại sản, chính vì thế sau này chính quyền thành phố đã có quy định chỉ cho phép thuyền được sơn một màu đen tuyền như nhau.

Có thuyền tất phải có đường thủy cho thuyền đi, hệ thống kênh rạch ở Venice được gọi chung là Canal Grande ( nghĩa là kênh lớn). Canal Grande là mạch giao thông chính của thành phố, Canal Grande còn được biết đến là đại lộ đẹp nhất thế giới, với nhiều công trình kiến trúc độc đáo và có giá trị lịch sử cao.

Trên đại lộ danh giá có dinh thự đẹp nhất Venice đó là dinh thự Ca'd Oro. Dinh thự là một công trình kiến trúc được xây dựng bằng đá hoa cương nhiều màu và có nhiều hình trang trí mạ vàng ở ngoài mặt tiền, vì thế dinh thự còn có một tên khác đó là Nhà Vàng. Dinh thự Ca'd Oro đã đẹp lại càng thêm phần lung linh, huyền ảo và đầy chất lãng mạn bởi nó nằm ngay bên cây cầu Rialto danh tiếng.

Dinh thự Ca'd Oro là niềm tự hào của Venice.

Một trong những điểm thăm quan quen thuộc của khách thăm quan khi tới Venice đó là quảng trường Thánh Mark ( Piazza San Marco). Quảng trường này nằm ở trung tâm của thành phố, lúc nào cũng có hàng trăm chim bồ câu và rất đông du khách thăm quan. Xung quanh quảng trường là những công trình lớn và quan trọng của Venice ví dụ như Nhà thờ San Marco. Nhà thờ San Marco là nơi lưu giữ thi hài thánh Mark mà người Venice đã đánh cắp vì lòng ngoan đạo từ thành phố Alexeandrie ( Ai Cập) năm 828. Nhà thờ này được người dân coi là nơi linh thiêng nhất của thành phố xinh đẹp này.

Quảng trường thánh Mark và tháp đồng hồ Toore dell'Orologio là những điểm đến nổi tiếng không thể bỏ qua khi đến Venice.

Venice còn được nhiều người biết đến với tháp đồng hồ Toore dell'Orologio. Tháp được xây dựng trong khoảng năm 1496 – 1499, tháp là một đồng hồ thiên văn học mô tả các chu kỳ của mặt trăng, mặt trời và hoàng đạo. Trên đỉnh tháp đồng hồ có hai bức tượng đồng khổng lồ, cứ mỗi giờ lại gõ chuông. Có một câu chuyện về chiếc đồng hồ còn lưu truyền đến ngày hôm nay đó là người thợ sáng tạo ra chiếc đồng hồ đã bị khoét mắt để không thể làm được thêm chiếc đồng hồ nào nữa sau khi hoàn thành tác phẩm này.

Bên cạnh những kiến trúc vô cùng độc đáo, Venice còn nổi tiếng với nghệ thuật thổi thủy tinh được bắt đầu từ thế kỷ thú 13. Tập trung chủ yếu ở hòn đảo Murano nằm ở phía Bắc cách trung tâm thành phố khoảng 3km đường biển. Thủy tinh của Venice được làm từ loại cát mịn, hiếm có được lấy từ bãi cát ở hòn đảo Murano. Kết hợp với kỹ thuật tinh xảo có từ nhiều thế kỷ, các nghệ nhân nơi đây đã cho ra đời những sản phẩm thủy tinh nổi tiếng cả thế giới. Có những màu sắc của thủy tinh nơi đây, không một ai có thể bắt chước là làm theo được ví dụ như màu xanh nước biển được tạo nên bằng cách pha coban với đồng..
Venice còn nổi tiếng với văn hóa ẩm thực, nhiều món hải sản mang hương vị phương đông kết hợp với gia vị địa phương tạo nên một nền ẩm thực riêng biệt. Những quán rượu nhỏ trong những con phố hẹp cũng là những điểm đến vô cùng hấp dẫn khách du lịch.

Lễ hội hóa trang từ lâu đã trở thành một thương hiệu của Venice.

Ngoài ra Venice còn nổi tiếng với lễ hội hóa trang. Đã từ lâu lễ hội hóa trang của Venice trở thành 1 thương hiệu trên toàn thế giới. Lễ hội được tổ chức 2 năm/1 lần và thu hút hàng triệu lượt khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đổ về. Tại lễ hội này, người dân và du khách sẽ cùng nhau diện những bộ trang phục, mặt nạ độc đáo và lộng lẫy, hòa theo tiếng nhạc rộn rã trên khắp các ngả đường. Mặt nạ là một sản phẩm rất được ưa chuộng ở Venice.

Những chiếc mặt nạ được làm từ thạch cao, có vô vàn kiểu dáng mặt nạ khác nhau cũng như giá cả cho ta chọn lựa. Có nhiều mẫu đơn giản chỉ từ 2 - 5 euro, cũng có những cái được làm tinh xảo với giá hàng trăm euro. Để rồi trong hành trang trở về từ Venice của bất kỳ du khách nào cũng không thể thiếu ít nhất một chiếc mặt nạ, không đơn giản chỉ là một vật lưu niệm tinh xảo mà còn chứa đựng trong đó những yếu tố kỳ bí của một thành Venice huyền thoại.


Venice có một vẻ đẹp cổ kính với những dãy phố nhỏ, ngoằn nghèo và nhà có cửa số...rất lãng mạn.

Mang vẻ đẹp của một thành phố cổ kính với những dãy phố ngoằn nghèo, kiểu nhà ống có cửa sổ, lối kiến trúc của những câu chuyện lãng mạn vậy nên người ta vẫn gọi Venice là thành phố của tình yêu. Nhưng đến với Venice một lần mới biết rằng Venice còn là thành phố của những chiếc mặt nạ, nơi mà không còn phân chia đẳng cấp xã hội. Venice là thành phố chằng chịt những dòng kênh, là mảnh đất của những con thuyền nhỏ với người chèo thuyền đội mũ vành rộng, chịt khăn đỏ thân thiện và vui tính. Nhiều người còn nói Venice là thành phố của những nghệ sĩ đường phố vô danh. Họ chẳng cần tới cái gọi là "nổi tiếng". Họ nổi tiếng theo cách của riêng mình dù đôi khi cũng phải chịu cảnh thiếu thốn.

Venice là như vậy, cổ kính nhưng vẫn hiện đại, êm ả nhưng vẫn sôi động, kiêu sa nhưng lại cũng mang vẻ bình dị. Venice hấp dẫn tất cả mọi người từ những đôi lứa đang yêu đến những người già cả. Vì thế thành phố này là một trong những thành phố thu hút khách du lịch nhiều nhất thế giới. Tính trung bình mỗi ngày ở Venice có thới 50.000 lượt khách thăm quan du lịch.

Theo disanthegioi.info
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video