Vẹt đánh bại 21 sinh viên Harvard trong trò chơi trí nhớ

Con vẹt 22 tuổi thể hiện khả năng ghi nhớ vượt xa nhiều sinh viên đại học trong bài tập tìm quả bông giấu dưới cốc.

Con vẹt xám châu Phi (Psittacus erithacus) tên Giffin trở thành đề tài trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Scientific Reports. Các nhà nghiên cứu cho Griffin tham gia một bài tập kiểm tra trí nhớ, trong đó con vẹt đực phải tìm đúng vị trí quả bông màu giấu dưới cốc nhựa bị xáo trộn nhiều lần trên bàn. Trong khi đó, 21 sinh viên Đại học Harvard cũng được giao bài tập tương tự. Kết quả là Griffin đánh bại họ 12 lượt trong tổng số 14 lượt chơi, theo trưởng nhóm nghiên cứu Hrag Pailian, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở Đại học Harvard, told The Harvard Gazette.


Vẹt Griffin và nhà tâm lý học Irene Pepperberg. (Ảnh: Live Science).

Griffin không phải con vẹt bình thường. Theo các nhà khoa học, con chim 22 tuổi trở thành đề tài của những nghiên cứu về nhận thức và giao tiếp từ 7,5 tuần tuổi. Người nuôi dưỡng Griffin là Irene Pepperberg, nhà tâm lý học ở Đại học Harvard, đồng tác giả nghiên cứu, từng dạy con vẹt phát âm hơn 30 từ tiếng Anh, bao gồm tên gọi màu sắc. Do đó, Griffin không cần huấn luyện đặc biệt để học luật chơi. Pepperberg chỉ cần làm mẫu vài lần cho nó.

Ngoài các sinh viên Harvard, 21 trẻ em trong độ tuổi 6 - 8 tuổi cũng tham gia trò chơi. Lúc đầu, những người chơi được yêu cầu ghi nhớ vị trí của hai quả bông giấu dưới hai chiếc cốc không bị dịch chuyển. Vào cuối ngày, người chơi phải theo dõi 4 quả bông màu sắc khác nhau giấu dưới 4 chiếc cốc bị xáo trộn 4 lần. Sau màn xáo trộn, người chơi được giao một quả bông lấy từ chỗ khác và phải tìm quả bông có màu sắc tương tự dưới cốc. Griffin có thể tìm quả bông với độ chính xác cao hơn nhóm trẻ em ở cả 14 lượt chơi. Các sinh viên Harvard bắt đầu đoán sai ở lượt xáo trộn 3 quả bông cùng lúc nhưng Griffin vẫn chọn đúng 100%. Tới cuối ngày, khi 4 quả bông bị xáo trộn nhiều lần, độ chính xác trong phán đoán của Griffin mới sụt giảm.


Vẹt Griffin chọn quả bông dưới cốc. (Video: Harvard).

Theo nhóm nghiên cứu, cả con vẹt và những người chơi đều sử dụng một đặc điểm của trí nhớ ngắn hạn gọi là "thao tác" để làm bài tập. Việc con vẹt làm tốt không kém 42 người chơi chứng tỏ đặc điểm này là năng lực xa xưa, có thể đã tồn tại ở tổ tiên chung của người và chim từ hàng triệu năm trước.

Cập nhật: 13/07/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video