Vì sao có một số người cứ nhìn thấy máu là ngất? Đây là lời lý giải bất ngờ từ khoa học!

Đọc ngay để thấy rằng hiện tượng nhìn thấy máu là ngất này đã xuất hiện ngay từ thời kỳ... đồ đá rồi cơ.

Trường hợp bạn đang xem một chương trình nấu ăn trên TV và vô tình đầu bếp bị chảy máu do chạm dao vào ngón tay, điều đó có khiến bạn cảm thấy sợ không? Và nếu điều tương tự xảy ra trong thực tế thì sao?

Ước tính cho biết có đến khoảng 15% dân số sẽ ngất xỉu khi nhìn thấy máu và các hành động liên quan đến chất dịch cơ thể này. Tuy nhiên, điều thú vị nằm ở chỗ một số người sẽ không ngất xỉu khi họ tự cắt chảy máu tay của mình, họ chỉ cảm thấy lạnh sống lưng khi chứng kiến bản thân chảy máu.

Không phải ai trong chúng ta cũng đủ mạnh mẽ khi chứng kiến cảnh bạo lực, đầy máu dù chỉ ở trên phim hay ngoài đời thực.


Có khoảng 3,5% dân số thế giới mắc phải Hội chứng sợ tổn thương máu.

Nguyên nhân chính của hiện tượng ngất xỉu này đến từ sự lo lắng. Khác với các dạng hoảng sợ thông thường làm cho nhịp tim tăng (tim đập nhanh trong lồng ngực – phản ứng căng thẳng cấp tính), hoảng sợ do nhìn thấy máu khiến nhịp tim đột ngột tăng trong chốc lát nhưng sau đó lại giảm mạnh. Huyết áp giảm đột ngột làm cho máu không thể lưu thông trong não, gây tình trạng da tái nhợt, đổ mồ hôi, buồn nôn và dẫn đến ngất xỉu.

Chuyên sâu hơn một chút, thì nguồn gốc của hiện tượng giảm nhịp tim khi nhìn thấy máu bắt nguồn từ dây thần kinh phế vị (vagus nerve). Nó có tác dụng kết nối một khu vực não bộ được gọi là nhân bó đơn độc (NST) với một số bộ phận của cơ thể liên quan đến các chuyển động bắt buộc, như thở, nuốt và chức năng tim.

Theo ước tính, có khoảng 3,5% dân số thế giới mắc phải Hội chứng sợ tổn thương máu (blood –injection – injury phobia). Đây là tình trạng khiến người mắc phải có nổi sợ tột cùng với máu và các loại hành động xâm lấn đến dịch cơ thể này.

Tồi tệ hơn, khi những người này đang trong sợ hãi tột cùng khi thấy máu, việc ngất xỉu phế vị - mạch (vasovagal syncope) hoàn toàn có thể xảy ra.

Và tình trạng này sẽ khiến họ mất ý thức tạm thời do nhịp tim lẫn huyết áp cùng giảm đột ngột, khi dây thần kinh phế vị (vagus nerve) bị kích thích do chính nỗi sợ máu.


Có nhiều người chứ thấy máu là ngất.

Vậy vì sao con người lại gặp phải tình trạng trớ trêu này thế nhỉ?

Theo một nghiên cứu từ đại học John Hopkins, Hoa Kỳ, hội chứng sợ tổn thương máu là tình trạng ám ảnh duy nhất gây nên tình trạng giảm nhịp tim, thay vì tăng lên như các dạng sợ hãi khác.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn thấy rằng nỗi sợ này đã xuất phát từ thời Trung Cổ đá cũ (Middle Paleolithic) khi con người còn trong giai đoạn săn bắn, hái lượm.

Vào thời điểm này, nam giới đảm trách loạt công việc nặng và có tính chất nguy hiểm (chẳng hạn như săn mồi, đấu tranh giành lãnh địa). Chính vì vậy, họ có tâm lý "vững" hơn so với phụ nữ và trẻ em khi phải nhìn thấy những cảnh tượng đẫm máu.


Nỗi sợ này đã xuất phát từ thời Trung Cổ đá cũ.

Mặt khác, do ít phải va chạm với sự bạo lực, cơ chế phòng vệ khi gặp hiểm nguy của hai đối tượng này sẽ làm tiềm thức họ xuất hiện một cách sinh tồn mới.

Đó là việc giả chết nếu nhìn thấy bất kì tình huống nào đang đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là việc có liên quan đến máu.

Động thái giả vờ này khiến cơ thể dần hình thành một cơ chế phản ứng trong tiềm thức. Theo thời gian, tuy mối đe dọa về tính mạng bản thân không còn nhiều như quá khứ nhưng một số người vẫn còn ẩn chứa cơ chế tự nhiên này mà không hề hay biết.

Do đó, bạn đừng nên quá lo lắng khi bản thân mình như "muốn xỉu" khi nhìn thấy máu, bởi đây chỉ là một cách phòng vệ của con người từ thuở... đồ đá mà thôi.

Cập nhật: 20/09/2019 Theo helino/vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video