Vì sao cục tẩy lại "ăn thịt" đồ nhựa khi để chung?

Hồi còn đi học, chắc hẳn bạn đã từng để chung nhiều dụng cụ học tập như thước, bút, tẩy, máy tính với nhau. Rồi sau quãng thời gian nghỉ hè "xa mặt cách lòng", đến lúc bạn cần dùng thì mới tá hỏa khi thấy máy tính, bút thước nhựa đều bị biến dạng. Tất nhiên, lúc đó bạn chỉ biết bực mình đổ tại thời tiết quá nóng khiến đồ vật chảy ra hết, hoặc nghi ngờ có ai chơi xấu đổ keo vào đồ của bạn.

Đáng chú ý, hiện tượng kỳ lạ này lại khá phổ biển khi không ít dân mạng Việt lẫn trên thế giới đều từng gặp phải khi còn đi học. Chủ đề đã nhanh chóng thu hút được khá nhiều bàn luận trên mạng xã hội Reddit lẫn trên các hội nhóm Facebook. Tất cả đều chung một câu hỏi, "ma thuật gì đây?"


Câu hỏi được một Redditor đặt ra trên MXH Reddit về hiện tượng kỳ lạ.

Trên thực tế, không hề có một chút ma thuật nào ở đây cả, và "hung thủ" lại có mặt ngay tại hiện trường lúc đó. Hóa ra, đây thực chất là một hiện tượng khoa học thú vị, vốn được gây ra bởi một loại hợp chất có trong tẩy được gọi là "chất hóa dẻo". Chúng là là những chất được thêm vào vật liệu để làm tăng độ mềm dẻo cho tẩy, giúp tẩy không bị cứng, vụn và dễ dàng hơn khi sử dụng.


Không ít dân mạng Việt cũng gặp phải trường hợp này.

Theo Wikipedia, chất hóa dẻo được sử dụng nhiều khi gia công các vật liệu polyme . Hàm lượng chất hóa dẻo thường từ 20-30%. Chất hóa dẻo thường là este của các hợp chất hữu cơ như DBP - dibutyl Phtalat, DOP - dioctyl phtalat, DIOP - diizooctyl phtalat… Chất hóa dẻo làm giảm nhiệt độ thủy tinh hóa và nhiệt độ nóng chảy của polyme. Nó làm giảm tính cứng nhưng tăng tính bền, dai của vật liệu.

Do vậy, khi để cục tẩy gần những vật liệu nhựa khác, chất hóa dẻo trong tẩy sẽ "ăn thịt" hoặc nung chảy luôn các vật liệu đó. Bạn có thể kiểm tra bằng cách để cục tẩy cạnh một sợi dây thun, chỉ sau 2 ngày thôi sợi dây thun sẽ chỉ còn là một cục nhựa dẻo quẹo. Và đương nhiên, không hề có ma thuật gì ở đây cả.

Vậy nên, đừng đổ lỗi cho thời tiết nữa mà hãy bao bọc tẩy của mình cẩn thận hơn hoặc tách riêng chúng ra.

Cập nhật: 03/12/2019 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video