Hà mã là một loài tồn tại rất đặc biệt, nó là loài móng guốc lưỡng cư duy nhất trong số các loài động vật móng guốc. Vậy tại sao hà mã lại chọn cuộc sống lưỡng cư? Tại sao nó không thể tách mình khỏi nguồn nước quá lâu?
Trước hết, hà mã phải uống rất nhiều nước mỗi ngày. Một điểm khác biệt đáng kể giữa bộ máy tiêu hóa của hà mã và các loài có móng guốc khác (bao gồm cả động vật nhai lại, lợn và lạc đà) là ruột kết rất ngắn và không có manh tràng - bộ phận này có nhiệm vụ hấp thụ nước. Điều này dẫn đến hiệu quả hấp thụ nước của hà mã đặc biệt thấp, hàm lượng nước trong phân lên đến hơn 90%, bởi vậy chúng phải uống nhiều nước mới đáp ứng đủ nhu cầu nước của cơ thể, nếu không sẽ bị mất nước.
Thứ hai, da của hà mã rất mỏng manh và dễ bị tổn thương, nứt nẻ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Để thích nghi với đời sống dưới nước, da hà mã đã được cải thiện cho phù hợp, toàn thân nhẵn và không có lông - giảm sức cản khi di chuyển trong nước. Bởi vậy, nhược điểm của làn da này là thiếu lớp bảo vệ và rất nhạy cảm với ánh nắng, đặc biệt là ánh nắng ở vùng nhiệt đới Châu Phi. Vì vậy, hà mã cần ngâm mình trong nước để giữ ẩm cho da, và chúng không bao giờ dám rời khỏi nguồn nước quá lâu.
Hà mã phải uống rất nhiều nước mỗi ngày
Khi hà mã đi ra khỏi nước trong thời gian dài, bề mặt da của chúng sẽ tiết ra chất lỏng màu đỏ gọi là "máu mồ hôi". Trên thực tế, chất lỏng này không phải là mồ hôi cũng không phải máu, nó có màu đỏ vì chứa sắc tố axit. Chất này có chức năng như một loại kem chống nắng, kem dưỡng ẩm và thuốc kháng sinh, có thể bảo vệ da.
Ngoài ra, hà mã có tỷ lệ trao đổi chất rất thấp, hà mã ăn 5 giờ một ngày, trong khi tê giác trắng ăn 12 giờ một ngày. Một con hà mã nặng 1,3 tấn ăn 13 kg thức ăn gia súc mỗi ngày, trong khi một con tê giác trắng có cùng trọng lượng cần 26 kg thức ăn gia súc mỗi ngày.
Hà mã có tỷ lệ trao đổi chất rất thấp.
Những chiếc răng lớn của hà mã trên thực tế lại rất vô dụng trong việc kiếm ăn, thậm chí còn cản trở quá trình ăn uống. Khi ngậm miệng, răng nanh hàm trên và răng nanh hàm dưới bị khóa chặt vào nhau và khiến cho chúng không thể nhai nghiêng, dẫn đến hiệu quả ăn nhai thấp bất thường. Giống như các động vật có móng guốc khác, hà mã dựa vào hệ tiêu hóa cộng sinh ở dạ dày trước để tiêu hóa thực vật.
Hiệu quả nhai của hà mã không tốt và không khả thi khi tăng cường ăn để lấy thêm năng lượng, vì vi sinh vật cộng sinh cần một khoảng thời gian nhất định để xử lý thức ăn, và ăn quá nhiều sẽ chỉ khiến thức ăn đi qua đường tiêu hóa quá nhanh và giảm hiệu quả tiêu hóa. Do đó, hà mã chỉ đơn giản là ăn ít hơn để tiêu hóa tốt.
Hà mã dựa vào hệ tiêu hóa cộng sinh ở dạ dày trước để tiêu hóa thực vật.
Hà mã phân loại là Artiodactyla, nhưng các nghiên cứu sinh học phân tử hiện đại đã phát hiện ra rằng họ hàng gần nhất của nó thực sự là cá voi và cá heo. Vì vậy, một số học giả ủng hộ quan điểm hà mã chính là loài kết hợp giữa Cetaceans và Artiodactyla, chúng được gọi là Cetacea Artiodactyla.
Anthracotherium là một chi của động vật có vú móng guốc Arodactyl đã tuyệt chủng, có đặc điểm là có 44 răng, với năm chóp hình bán nguyệt trên thân răng hàm trên. Chi này trải dài từ thời kỳ Eocen giữa cho đến đầu Miocen, có sự phân bố trên khắp Âu-Á.
Tổ tiên chung của cá voi và hà mã từ lâu đã tách biệt với các loài động vật móng guốc khác. Tổ tiên chung của chúng là loài bán thủy sinh và xuất hiện cách đây 60 triệu năm. Khoảng 54 triệu năm trước, các loài động vật nguyên thủy thuộc loại cá voi-hà mã chia thành hai nhóm, một nhóm tách ra, mở rộng môi trường sống sang những khu vực nước mặn và trở thành tổ tiên của các loài cá voi và cá heo, nhóm còn lại quyết định duy trì môi trường sống bán thủy sinh nước ngọt và trở thành Anthracotherium và hà mã. Vào cuối kỷ Pliocen 2,6 triệu năm trước, tất cả các loài Anthracotherium đều tuyệt chủng, và chỉ còn lại hà mã là tồn tại cho đến ngày nay.
Hà mã có nhiều đặc điểm để thích nghi với đời sống dưới nước. Trước hết, da của nó rất dày và có thể cách nhiệt, phần dày nhất lên tới 3,5 cm, rất hữu ích để duy trì nhiệt độ cơ thể trong nước. Thứ hai, mũi, mắt và tai của nó đều nằm trên đỉnh đầu, khi ngâm mình trong nước, chỉ cần để đỉnh đầu lên mặt nước là nó có thể nhìn được xung quanh và hô hấp bình thường.
Hầu hết mọi hoạt động sống của hà mã đều có thể thực hiện dưới nước.
Hơn nữa, tai và lỗ mũi của hà mã có thể khép lại hoàn toàn khi lặn, đồng thời khả năng nín thở của chúng rất mạnh. Hầu hết mọi hoạt động sống của hà mã đều có thể thực hiện dưới nước. Hà mã cái chìm hoàn toàn dưới nước trong quá trình giao phối. Đàn con được sinh ra dưới nước và cũng có thể cho con bú dưới nước. Hà mã cũng có thể ngủ dưới nước và có thể tự do ngoi lên mặt nước để thở mà không cần thức dậy.
Tuy nhiên, so với họ hàng gần của nó là cá voi, khả năng thích nghi với nước của hà mã vẫn còn kém xa. Hà mã thực tế không biết bơi, và chỉ có thể dùng chân để tiếp xúc với đáy sông để di chuyển. Hơn nữa, thức ăn chủ yếu của hà mã là cỏ trên bờ chứ không phải thực vật thủy sinh, nghĩa là khẩu phần ăn của nó không thể tách rời giới hạn đất đai, nên các chuyên gia gọi hà mã là động vật bán thủy sinh.
Các chuyên gia gọi hà mã là động vật bán thủy sinh.
Hà mã thường lên bờ kiếm ăn vào ban đêm, vì ban đêm không có ánh mặt trời thiêu đốt, nhưng chúng vẫn không dám rời xa mặt nước quá lâu vì nhưng kẻ săn mồi như sư tử cũng hoạt động vào ban đêm.
Trong mùa khô, hà mã đôi khi không thể kiếm đủ thức ăn từ những địa điểm ven bờ và chúng có thể cách xa bờ sông tới 4 km để kiếm thức ăn. Hà mã trên cạn khá vụng về, và sẽ nhanh chóng mất sức đề kháng do mất nước và kiệt sức.
Ngày nay, hà mã chỉ được nhìn thấy ở Châu Phi.
Ngày nay, hà mã chỉ được nhìn thấy ở Châu Phi, trong lịch sử chúng từng được thấy ở Châu Âu và Châu Á, nhưng chúng chưa bao giờ xâm nhập được vào Bắc Mỹ theo con đường tiến hoá, di cư.