Vì sao nách có mùi “khó ngửi”?

Vì sao nách lại có mùi "khó ngửi" hơn các bộ phận khác của cơ thể? Bởi vì hàng triệu triệu vi khuẩn cần phải có một chỗ nào đó để sống. Và không may cho nách, vi khuẩn lại rất thích chỗ đó...

>>> Các mùi hương "xua đuổi đồng loại"

Trước hết cần hiểu về mồ hôi, các tuyến nội tiết và các loại mùi:

Các tuyến nội tiết

Nội tiết có ở hầu khắp các bộ phận cơ thể và tiết ra mồ hôi. Mồ hôi chính là một dung dịch vô trùng, dung dịch điện giải pha loãng chủ yếu chứa natri clorua (NaCl), kali và axit cacbonat….

Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với lý luận các tuyến nội tiết sản sinh ra mồ hôi: "hoạt động bài tiết này diễn ra liên tục nhằm cung cấp một cơ chế điều tiết nhiệt thông qua sự bay hơi, mất nhiệt và duy trì sự cân bằng chất điện phân..."

Các tuyến nội tiết "rụng đầu"

Loại tuyến này có ở những bộ phận lông, tóc trên cơ thể, chẳng hạn như nách và háng (giữa hai chân). Gần bề mặt da, bên trong nang lông, tuyến mồ hôi "rụng đầu" (còn gọi là tiết mùi) bài tiết ra. Đó là một chất lỏng màu trắng đục, thường tiết ra nhiều nhất khi bạn đang bị căng thẳng tinh thần hoặc hoạt động ở cường độ cao. Chất lỏng này không có mùi.

Mặc dù không có mùi, nhưng tuyến mồ hôi rụng đầu rất giàu tiền chất của các loại chất thơm (như cholesterol, triglyceride hay còn gọi là chất béo trung tính, acid béo, este cholesterol, squalene). Nó cũng chứa các nội tiết tố androgen, carbohydrate, amoniac và sắt III.

Ngoài ra, tuyến này còn sản xuất các kích thích tố, đó là những tín hiệu hóa học kích động phản ứng hành vi (ví dụ như cuốn hút tình dục).

Chứng hôi nách

Ở bất kỳ thời điểm nào cũng có tới 100.000.000.000.000 (một trăm nghìn tỷ) vi khuẩn sống trên cơ thể của bạn. Vì vậy, tất nhiên sẽ có không ít vi khuẩn đi lang thang xuống nách của bạn. Nách chính là "vựa thóc" của các vi khuẩn. Trên mỗi cm vuông ở nách, có khoảng một triệu vi khuẩn sinh sống.

Các vi khuẩn sẽ "xơi" những tiền chất nói trên, đặc biệt là những chất có chứa Corynebacterium spp., Staphylococcus spp, Micrococcus spp và Propionbacterium spp, và tùy thuộc vào sự lựa chọn thức ăn, các loại mùi khó chịu có thể bắt đầu được sản sinh.

"Các phân tử chứa lưu huỳnh là tồi tệ nhất, khiến nách có mùi rất buồn nôn, dạng mùi đặc trưng như mùi hành tây. Hai kích thích tố androstenol (đó là xạ hương) và hóa chất androstenone cũng có thể đóng góp cho quá trình tạo mùi. Cuối cùng, các chất axit isovaleric và axit propionic cũng góp phần tạo ra mùi, chúng có mùi như mùi mồ hôi chân".

Phát hiện ung thư nhờ mùi đặc trưng

Các nhà nghiên cứu đã xác định rằng, một số động vật có vú được sinh ra và có những mùi riêng biệt. Mùi của từng cá nhân được xác định một phần bởi các gene trong Phức hợp tương thích mô chính (MHC), Phức hợp này có đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống miễn dịch.

Mùi đặc trưng riêng biệt và độc đáo của một cá nhân giúp những người khác nhận ra anh ta, và dường như, mùi đó không thể thay đổi, dù chúng ta có ăn bao nhiêu tỏi và thì là. Trong các thử nghiệm hành vi, những con chuột có gắn cảm biến được đào tạo để sử dụng cảm giác về mùi của chúng lựa chọn giữa các cặp chuột thử nghiệm có gen MHC khác nhau, có chế độ ăn kiêng hoặc ăn bình thường.

Kết quả cho thấy các loại mùi bẩm sinh vẫn còn dù những con chuột ăn cái gì, ngay cả khi chế độ ăn uống thay đổi ảnh hưởng mạnh mẽ đến mùi của chuột. Cả những con chuột gắn cảm biến và các phân tích hóa học đều có thể phát hiện các những nhóm mùi cơ bản vốn có từ khi sinh ra.

Các tác giả nghiên cứu kết luận rằng: "Nếu điều này có thể chứng minh với loài người, nó sẽ mở ra những khả năng như phát triển các thiết bị có thể dò ra mùi đặc trưng riêng của từng người".

Những nghiên cứu sau này đã khám phá ra một người đang mang những loại dịch bệnh nào bằng cách tận dụng khưu giác điêu luyện của loài chó. Chẳng hạn, loài chó Malinois của Bỉ đã được đào tạo để phát hiện mùi hương và nhận ra nước tiểu của những người có PCa (bị ung thư tuyến tiền liệt). Sau một giai đoạn học tập và đào tạo 24 tháng, con chó đã có khả năng phân biệt những người có Pca. Thử nghiệm sau đó được tiến hành cho thấy, chó đã phát hiện một cách chính xác các mẫu bệnh ung thư ở 30 trong tổng số 33 trường hợp.

Hội chứng mùi cá ươn

Một số người rất khổ sở với việc mùi cơ thể của họ có mùi giống như cá ươn. Được gọi là hội chứng người có mùi cá (hội chứng trimethylaminuria), những người này đang gặp chứng rối loạn chuyển hóa chất trimethylamine. Hợp chất có mùi như mùi cá ươn thường được tìm thấy trong những người này.

Với những người bị hội chứng mùi cá, mùi khó chịu đó phát ra trong "mồ hôi, nước tiểu và hơi thở" của họ. Những trường hợp này có thể bị mọi người cô lập và chế nhạo.

Hội chứng mùi cá (Trimethylaminuria) là một bệnh di truyền hiếm gặp, chỉ xảy ra ở những người thừa hưởng hai bản sao của gene khiếm khuyết, một gene đến từ cha và một gene đến từ mẹ của họ. Ước tính cứ 10.000 người lại có 1 người bị hội chứng này.

Theo Vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video