Vì sao người xưa không dùng gối bông êm ái mà thích gối đầu vào... sứ?

Trong mắt người hiện đại, những chiếc gối càng êm ái lại càng được ưa chuộng. Tuy nhiên trước kia, những chiếc gối sứ vô cùng cứng lại được sử dụng rất phổ biến, phải chăng nó có công dụng đặc biệt nào đó?

Thời cổ đại ở Trung Quốc, do lông ngỗng, len rất đắt, người bình thường không thể mua nổi nên gối sứ là lựa chọn phổ biến của người dân. Hơn nữa, quy trình sản xuất gối mềm cũng phức tạp, nên những vật liệu này không phải lựa chọn hàng đầu của họ.


Hình dáng phổ biến nhất của những chiếc gối sứ. (Nguồn: Baike.baidu).

Ban đầu gối được làm bằng đá tự nhiên có hình dáng khá thô sơ. Sau này, gối sứ cũng dần phát triển theo hướng có hình dáng tinh tế với hoa văn và hình dáng đẹp mắt. Dần dần, những kiểu dáng gối sứ khác nhau cũng tượng trưng cho thân phận và địa vị của chủ nhân.

Thời xa xưa, thời tiết ở miền Bắc Trung Quốc tương đối khô ráo, nhưng vào mùa hè sẽ rất nóng. Gối sứ sẽ giúp thoát nhiệt, giúp cho con người mát hơn, mang đến một giấc ngủ ngon hơn.

Ngoài ra, do thời cổ đại cả nam và nữ đều có mái tóc dài, việc búi tóc khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Sử dụng gối sứ sẽ giúp cho tóc của họ gọn gàng hơn khi thức dậy, không tốn quá nhiều thời gian để búi lại.

Theo những ghi chép còn sót lại, gối sứ xuất hiện lần đầu tiên vào thời nhà Tùy. Khi này nó được sử dụng trong tang lễ, đến thời nhà Đường bắt đầu trở nên phổ biến hơn.


Hình dạng của gối sứ vô cùng đa dạng. (Nguồn: Sohu).

Vào thời nhà Tống, gối sứ đã bắt đầu được sản xuất hàng loạt và chúng đã trở thành chiếc gối yêu thích của mọi người. Nó thậm chí còn được sử dụng như một công cụ để bắt mạch.

Gối sứ nung trong lò nung Từ Châu thời Tống là tiêu biểu nhất. Những chiếc gối hình học và gối hình thú cũng đã xuất hiện, có thể thấy tay nghề thủ công của những người thợ thời này vô cùng cao.

Thời nhà Minh, nhà Thanh gối sứ không chỉ là vật dụng sinh hoạt hàng ngày mà còn là đồ thủ công mỹ nghệ. Sau đó với sự xuất hiện của các chất liệu khác tốt hơn nên gối sứ đã dần dần biến mất.

Cập nhật: 18/05/2021 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video