Vì sao rượu làm chúng ta say xỉn?

Rượu không có gì xấu cả. Nó mang lại cho bạn sự gan dạ để trò chuyện với một anh chàng tại quán bar, hoặc giúp bạn "có hứng" để lắc lư, lắc lư tự do, thoải mái nơi công cộng.

>>> Những điều cần biết để tránh tình trạng say xỉn kéo dài

Nhưng từ trạng thái gan dạ, dễ chịu ở trên, bạn nhanh chóng nhận ra mọi người đang cằn nhằn "về nhà đi, say rồi đấy". Nếu uống một chén rượu cho bạn cảm giác sảng khoái, dễ chịu, tại sao uống cỡ 6 chén lại khiến bạn co rúm lại ở ghế sau của taxi, hoặc biểu diễn những hành động kỳ quặc?

Câu trả lời nằm trong bản chất của rượu. Hay chính xác hơn, trong ethanol, một thành phần tất yếu của rượu. Dưới đây là cách rượu làm cho bạn say.

Khi bạn uống rượu, ethanol-hòa-tan-trong-nước ở trong rượu di chuyển tự do trong cơ thể của bạn. Sau khi nó xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa của bạn, nó đã có một chuyến đi trong máu của bạn, đi qua các màng tế bào và "dạo" qua trái tim. Nó đặc biệt thích lang thang trong não, tại đây nó khiến hệ thống thần kinh trung ương bị ức chế. Khi ở trong não, ethanol đi lang thang, giải phóng các dopamine gây cảm giác dễ chịu và liên kết với các cơ quan thụ cảm thần kinh.

Trong số các cơ quan thụ cảm này, ethanol sẽ đặc biệt liên kết với glutamate, một chất dẫn truyền thần kinh thường kích thích các tế bào thần kinh. Ethanol không cho phép glutamate hoạt động và điều này làm cho não chậm đáp ứng với các kích thích. Ethanol cũng liên kết với axit gamma aminobutyric (GABA). Không giống như sự liên kết với glutamate, ethanol kích hoạt các thụ thể GABA. Các thụ thể này làm cho chúng ta cảm thấy bình tĩnh và buồn ngủ nên các chức năng của não hoạt động thậm chí còn chậm hơn. Tất nhiên, mức độ say còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa. Giới tính, tuổi tác, cân nặng - thậm chí là những thức ăn mà bạn đã ăn – tất cả đều có vai trò trong việc rượu khiến bạn say.


Lúc này, bạn không còn điểu khiển được cơ thể mình nữa rồi

Cuối cùng, rượu được chuyển hóa bởi các enzyme trong gan với tỷ lệ khoảng 29ml chất lỏng mỗi giờ, nhưng quá trình này về lâu dài có thể gây hại cho các cơ quan trong cơ thể. Rượu cũng được bài tiết qua thận dưới dạng nước tiểu, hoặc thở ra bằng phổi. Các phân tử ethanol thậm chí có thể thấm qua da. Tất nhiên nó cũng có thể ra ngoài cơ thể của bạn bằng con đường bạo lực hơn, đó là nôn mửa.

Khoảng 1 lít rượu mạnh hoặc 4 chai vang - có thể làm suy giảm chức năng não rất nghiêm trọng, khiến não không thể gửi những tín hiệu quan trọng cho cơ thể, như là không thể kiểm soát hơi thở và nhịp tim. Những người chết vì ngộ độc rượu (hoặc nhiễm độc cấp tính), là vì họ uống rượu rồi đi ra ngoài, và bộ não của họ không "nhắc nhở" các cơ quan trong cơ thể hoạt động, thở. Còn lý do nào nữa khiến một người phải chết vì rượu? Đó là khi họ nôn, họ hít phải chất nôn mửa và về cơ bản, họ bị "ngộp thở", chết đuối trong chính bãi nôn của mình.

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đặt lại.

Theo Vnreview, How Stuff Work
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video