Vì sao truy tìm bệnh nhân số 0 trong đại dịch lại quan trọng?

Cách nói “bệnh nhân số 0” bắt nguồn từ đại dịch HIV ở Mỹ. Vào đầu năm 1982, có nhiều báo cáo về mối liên quan tình dục giữa một số người nam đồng tính mắc AIDS ở Los Angeles, Mỹ.

Các nhà điều tra ở Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh (CDC) của Mỹ đã phỏng vấn những người bệnh này để tìm ra những người khác có quan hệ tình dục với họ nhằm khoanh vùng các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh.

Mỗi trường hợp được CDC đặt một biệt hiệu, và khi xác định ra người đầu tiên mắc bệnh, họ đặt cho người này một biệt hiệu bắt đầu bằng chữ cái “O”.

Sau đó, biệt hiệu này bị đọc chệch đi thành số “0” và từ đó chúng ta có cách nói “bệnh nhân số không” để chỉ trường hợp đầu tiên được xác định mắc một căn bệnh.

Lý do việc tìm ra bệnh nhân số 0 lại quan trọng

Đối với cách chuyên gia dịch tễ học, việc tìm ra trường hợp đầu tiên mắc bệnh là rất quan trọng vì việc này giúp họ hiểu được căn bệnh bùng phát như thế nào để từ đó có phương hướng phòng ngừa cho những lần bùng phát về sau.


Về mặt kỹ thuật, thuật ngữ “bệnh nhân số 0” chỉ người đầu tiên mắc một căn bệnh cụ thể.

Ví dụ, các nhà khoa học tin rằng đại dịch Covid-19 khởi phát ở chợ hải sản Vũ Hán, Trung Quốc, vào tháng 12/ 2019. Nếu điều này là đúng (hiện nay một cuộc điều tra quốc tế vẫn đang được tiến hành để xác định) thì các nhà chức trách có thể quyết định việc đóng cửa các chợ mua bán động vật tươi sống, hoặc ít nhất cũng kiểm soát các chợ này chặt chẽ hơn để phòng tránh các đợt bùng phát trong tương lai.

Ngoài ý nghĩa là trường hợp đầu tiên mắc một căn bệnh, việc tìm ra “bệnh nhân số 0” còn quan trọng trong từng đợt cao điểm của bệnh dịch.

Trong trường hợp bệnh nhân Covid-19 số 812 ở Nam Từ Liêm, Hà Nội (bệnh nhân đầu tiên ở Hà Nội được xác định sau 105 ngày Hà Nội không ghi nhận ca nào), rõ ràng bệnh nhân này đã bị nhiễm từ một người nào đó ở Đà Nẵng. Nếu xác định được chính xác địa điểm, thời gian và đường truyền bệnh của người này thì các nhà chức trách có thể thắt chặt các quy trình kiểm soát để đảm bảo sự việc tương tự sẽ không xảy ra nữa.


Xác định trường hợp đầu tiên mắc bệnh sẽ giúp các nhà dịch tễ học hiểu được bệnh dịch bùng phát như thế nào và làm sao để ngăn chặn, không để nó quay trở lại nữa.

Có thể bệnh nhân số 0 của Hà Nội trong đợt bùng phát này đã lây bệnh do tiếp xúc với bề mặt nhiễm virus, hoặc từ một người đã nhiễm virus nhưng không có triệu chứng gì vẫn sinh hoạt bình thường trong cộng đồng trong thời gian bệnh nhân số 0 của Hà Nội đến Đà Nẵng.

Cân nhắc sử dụng cách diễn đạt “bệnh nhân số 0”

Về mặt kỹ thuật, thuật ngữ “bệnh nhân số 0” chỉ người đầu tiên mắc một căn bệnh cụ thể. Nhưng thật không may, trong hoàn cảnh bệnh dịch kéo dài và phức tạp, khó xác định các nguồn khởi phát, cách gọi này có thể dẫn đến ác cảm đối với người đầu tiên được xác định nhiễm bệnh, mặc dù người bệnh này không phải là người có lỗi.

Học giả người Anh, Richard McKay, đã có những bài viết chuyên sâu về khái niệm bệnh nhân số 0 đã từng có ý kiến cho rằng sử dụng cách nói bệnh nhân số 0 dễ làm người nghe bớt chú ý đến những nỗ lực kiểm soát bệnh tật. Thay vào đó, chúng ta nên ngừng sử dụng cụm từ mang ẩn ý độc hại này.

Cập nhật: 19/08/2020 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video