Xương trong ống dung nham tiết lộ lịch sử tự nhiên của Ha-oai

Tác giả: Mathew Cimitile, đại học bang Michigan

Vào một ngày mùa đông buốt giá ở Michigan, cái ngày khiến bạn phải mơ về Ha-oai đầy nắng, tôi ngồi trong văn phòng của giáo sư động vật học Peggy Ostrom tại đại học bang Michgan. Chúng tôi thảo luận về việc tách cacbon trong đại dương cho một tạp chí còn tôi thì ghi chép. Sau cuộc phỏng vấn Ostrom có đề cập đến dự án tiếp theo của bà về loài chim biển bị đe dọa tại Ha-oai, phối hợp với các nhà khoa học Helen James và Robert Fleischer thuộc Viện Smithsonian.

Bà đề nghị tôi liên lạc lại với bà trong một vài tháng tới để thảo luận về việc tôi tham gia. Lúc đó tôi không suy nghĩ nhiều lắm nên đã nhận lời. Tôi cũng không ngờ rằng cuộc phỏng vấn ngày hôm đó lại là khởi đầu cho chuyến phưu lưu đến Ha-oai nơi tôi ghi chép nghiên cứu về loài hải âu petren ở Ha-oai đang bị đe dọa đồng thời đi tìm kiếm các ống dung nhạm thu thập xương các loài chim bị đe dọa và đã tuyệt chủng.

James khéo léo đi bộ rồi bò trong các ống dung nham và hố đất sụt và nhận ra kho báu đa dạng sinh học mà Ha-oai từng chiếm giữ một thời. Từ loài ngỗng không biết bay cỡ lớn đến loài chim O’o ở Ha-oai, James cùng các cộng sự đã lắp ghép lịch sử tự nhiên của Ha-oai nhờ các mẩu xương chim. Họ đã nhận biết được 40 loài chim đã tuyệt chủng và sẽ còn khám phá được nhiều hơn thế. 

Hình ảnh rễ cây rủ xuống trong ống dung nham. (Ảnh: Matthew Cimitile)

Tìm hiểu xương các loài chim đã tuyệt chủng mang lại các thông tin lịch sử về môi trường tự nhiên của Ha-oai. Những mẩu xương nói với chúng ta về những gì đã tồn tại trước khi con người xuất hiện tại đây vào khoảng 1.000 đến 1.300 năm trước cũng như những biến đổi đã xảy ra. Hiểu được thành phần môi trường tự nhiên của Ha-oai có thể giúp các nhà bảo tồn quản lý và khôi phục hệ sinh thái.

Sẽ có thêm nhiều loài tuyệt chủng

Rất nhiều loài bản địa tại Ha-oai, từ thực vật tới chim chóc, bị đe dọa dẫn đến tuyệt chủng. Nếu sự thay đổi của môi trường và các tác nhân gây nguy hiểm xuất phát từ các loài xâm lấn vẫn tiếp tục gia tăng thì sự đa dạng không dễ có được của hệ động thực vật ở Ha-oai chẳng mấy mà biến mất.

Một loài chim sinh sống tại Ha-oai gây được sự quan tâm là loài hải âu petren. Người ta nói rằng chúng một thời từng che cả bầu trời Ha-oai nay đã suy giảm đáng kể và vẫn tiếp tục bị mất môi trường sống. Những mối đe dọa từ kẻ thù cũng ngày một nhấn chìm cơ hội tồn tại của hải âu petren.

James, Ostrom cùng Fleischer đang nố lực tìm lời giải đáp về kích cỡ quần thể của hải âu petren trước khi có sự tồn tại của con người; liệu chế độ dinh dưỡng và vị trí kiếm ăn của chúng có bị thay đổi qua thời gian hay không. Họ cũng băn khoăn không biết hiện tượng suy giảm số lượng chim biển có ảnh hưởng đến cộng đồng thực vật ở Ha-oai do các dòng dinh dưỡng từ đại dương vào đất liền cũng bị giảm đi hay không. 

Chim hải âu petren bị đe dọa tại Ha-oai đang nằm nghỉ sau một chuyến đi dài tìm kiếm thức ăn trên biển. (Ảnh: Jim Denny)

Thời gian của tôi ở Ha-oai chủ yếu là để chuyện trò cùng các chuyên gia, chụp ảnh, quay phim trong khi vẩn vơ trong các ống nham thạch.

Cấu trúc địa chất này hình thành khi phần bên ngoài của dòng dung nham nguội đi trước phần bên trong. Cái còn lại là ống dung nham rỗng có thể mở rộng đến hàng trăm mét hoặc hơn thế nữa. Ống dung nhanh là địa điểm lý tưởng để tìm kiếm xương chim. Nhiều loài chim đã rơi vào đây hoặc tự bay vào ống có lẽ là để tránh bão hoặc tránh mối đe dọa nào đó. Do ánh sáng bị hạn chế, nhiều cái hang có lối vào dốc nên chúng đã không tìm được đường ra.

Tìm kiếm những bộ xương

Mỗi ngày chúng tôi mất hàng giờ để định hướng trên địa hình lồi lõm của các hang dung nham, đi lên rồi đi xuống sườn dốc, tập trung vào nơi khám phá tiếp theo trong khi vẫn hướng vào công cuộc tìm kiếm những bộ xương. Ở một số nơi nóc hang mở rộng lên trên tới 12 fit trên một dạng đá nham thạch cứng, trong khi một số địa điểm lại thấp chỉ chừng 3 fit. Tại đó chúng tôi phải bò bằng tay và đầu gối thận trọng đi qua địa hình phức tạp trong khi vẫn chắc chắn giữ được thăng bằng.

Một trong những ống nham thạch nằm ở khu rừng của Ha-oai. Tại đây, hang dung nham rất tối tăm, ẩm thấp. Những giọt nước thấm qua lớp dung nham khô bên ngoài rồi chảy xuống gáy chúng tôi. Một cái ống khác nằm ở môi trường sa mạc không ai có thể ngờ tới cũng trên đảo Ha-oai, lúc đó chỉ vài giọt nước lạnh nhỏ xuống gáy cũng khiến chúng tôi khoan khoái. Sau 6 giờ ở trong hang, chúng ta sẽ học được cách dùng đến cuộn băng đánh dấu màu da cam để tìm được lối ra ở những nơi phân chia tới 3,4 hay thậm chí 5 hướng khác nhau. 

Xương của một loài ngỗng khổng lồ đã tuyệt chủng từng sinh sống trên hòn đảo lớn tại Ha-oai được tìm thấy trong một ống dung nham. (Ảnh: Matthew Cimitile)

Khi tìm thấy xương, nhóm tập trung quanh địa điểm để đợi James đưa ra ý kiến. Nhìn thoáng qua, James có thể nhận ra xương của một con ngỗng khổng lồ hoặc của một con gà nước từ các mẩu xương nhỏ rồi sau đó đánh dấu địa điểm. Sau khi ra khỏi hang chúng tôi lưu trữ những cái xương cẩn thận trong hộp xương rồi chuyển đến Smithsonian.

Trở về với hy vọng

Nếu chúng tôi không nghiên cứu về xương các loài chim, chúng ta sẽ được một số nhà khoa học hàng đầu Ha-oai giáo dục về nghiên cứu và các dự án bảo tồn trên đảo. Nhiều nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm câu trả lời cho câu hỏi về bản chất của loài hải âu petren, ví dụ như nơi chúng sinh sản và chúng thường rời tổ trong thời gian nuôi con bao nhiêu lần. Những người khác sẽ tìm kiếm các biện pháp hiệu quả hơn nhằm bảo vệ hệ động thực vật bản địa không hề có ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

Trong thời gian ở Ha-oai dù chỉ một tuần, tôi đã thấy được những vấn đề sinh thái phức tạp mà nhà nước phải đối mặt từ nhiều phía. Rời Ha-oai tôi không cảm thấy tức giận hay buồn chán mà tràn đầy hy vọng. Hy vọng từ những con người nhiệt huyết đang tham gia và công cuộc khám phá lịch sử tự nhiên của hòn đảo đồng thời bảo tồn đa dạng sinh thái còn sót lại. Đó là hy vọng rất khó có thể thành hiện thực đòi hỏi phải có thêm nhiều người được giáo dục và tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường.

Nhưng như một nhà khoa học vẫn thường nói bằng cách hiểu được quá khứ và những gì xảy ra tự nhiên, chúng ta có thể quản lý cũng như bảo tồn tương lai, không chỉ ở Ha-oai mà là mọi nơi trên thế giới.

Trà Mi (Theo LiveScience)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video