Ý nghĩa của việc nghe và cảm nhận tiếng ồn

Khoảng một năm rưỡi sau cơn đột quỵ, một nữ giáo sư 36 tuổi bắt đầu cảm nhận được những rung động của âm thanh. Giọng nói lôi cuốn của Phát thanh viên trên đài phát thanh đem lại cho cô cảm giác náo nức. Trái lại, những tạp âm bên trong máy bay lại khiến cô cảm thấy khó chịu về mặt thể chất.

Giờ đây, Tony Ro, nhà thần kinh học, làm việc tại trường Cao đẳng Thành phố New York và Trung tâm Đại học và Cao học CUNY thuộc hệ thống Đại học Thành phố New York, Hoa Kỳ, đã tìm ra nguyên nhân gây ra cảm giác kết hợp này. Hình ảnh chi tiết chụp não bộ tiết lộ: Xuất hiện các liên kết mới giữa khu vực não giữ nhiệm vụ xử lý âm thanh và vùng vỏ não chi phối cảm giác xúc giác giữ nhiệm vụ xử lý rung động.


Nghe và cảm nhận âm thanh dựa trên các xác lập thần kinh được tạo ra bởi các rung động (Ảnh minh họa: Blogspot)

"Khu vực thính giác ở não bộ của vị nữ giáo sư nói trên bắt đầu tiếp quản phần vỏ não chi phối cảm giác xúc giác", theo Tony Ro, người đã sử dụng hình ảnh chi tiết chụp não bộ, tập trung vào kết nối mô thần kinh và tuỷ sống ở não để phát hiện ra sự thay đổi.

Tương tự, chính kết nối giữa việc nghe và cảm nhận âm thanh đã tác động lên tất cả chúng ta, Kết quả của nghiên cứu đã được thuyết trình tại cuộc họp của Hội Âm học Hoa Kỳ, vào ngày 25 tháng 5 năm 2011, bởi Tony Ro và các đồng nghiệp. Các nhà khoa học chỉ ra rằng: Chúng ta nghe và cảm nhận âm thanh dựa trên các xác lập thần kinh được tạo ra bởi các rung động. Chẳng hạn, khi bạn cài đặt điện thoại di động ở chế độ rung, giúp bạn có thể cảm thấy cảm giác rung thông qua da tay, và tiếng chuông của điện thoại khi có ai gọi đến, tạo ra sóng âm thanh, lan truyền qua sự rung động của không khí, di chuyển tới màng nhĩ.

Elizabeth Courtenay Wilson, nhà thần kinh học, làm việc tại Trung tâm y Khoa Nữ trợ tế Beth Israel, ở Boston, Hoa Kỳ, người không tham dự cuộc họp của Hội Âm học Hoa Kỳ, cũng nhận thấy các kết nối mạnh mẽ giữa các khu vực của bộ não điều khiển quá trình nghe và cảm ứng âm thanh. "Chúng tôi cho rằng việc nghe bằng tai, và cảm nhận âm thanh thông qua da giúp cho việc phân tích, tinh chỉnh tần số âm thanh dễ dàng hơn nhiều", Wilson cho biết thêm.

Wilson lấy bằng tiến sĩ khoa học, thông qua công việc nghiên cứu tại một phòng thí nghiệm MIT, liệu rằng các rung động được cảm nhận qua làn da có tác dụng làm tăng hiệu suất nghe âm thanh của tai người. Cô đã xuất bản một loạt các tài liệu, chứng minh rằng ở những người có thính giác bình thường, khỏe mạnh, thì họ sẽ nghe tốt hơn khi có sự kết hợp của âm thanh rất yếu và rung động cực kỳ yếu tác động lên da, so với việc chỉ nghe thấy bằng tai hoặc chỉ cảm nhận được âm thanh qua da.

Các nhà nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng: Nghe một âm thanh có thể làm tăng độ nhạy cảm ứng. Tony Ro gọi điều này là hiệu ứng vo ve của muỗi: Da có cảm nhận được sự rung động do tiếng kêu vo ve của muỗi gây ra. Các tần số của âm thanh và rung động phải phù hợp để da có thể cảm nhận được, theo một bài báo của Ro, được đăng tải năm 2009 trong nghiên cứu thực nghiệm bộ não.

Tần số có thể là một con đường hai chiều trong não, kết hợp cả hai giác quan, theo Jeffrey Yau, nhà thần kinh học, làm việc tại trường Y Khoa, Đại học Johns Hopkins, ở Baltimore, Hoa Kỳ. Rung động có tần số cao hoặc thấp hơn âm thanh, Jeffrey Yau phát hiện, có xu hướng làm sai lệch cảm nhận về cao độ lên hoặc xuống của âm thanh. Âm thanh cũng có thể tác động đến, dù chấn động đã được nhận thức.

Khả năng cảm nhận rung động của da và thính giác của đôi tai dễ gây nhầm lẫn với nhau trong việc xác định âm lượng, Yau nói tại cuộc họp. Người lái xe luôn nghe nhạc với âm lượng âm thanh lớn hơn so với hành khách của mình vì sự rung động của tay lái.

"Khi bạn tạo ra một sự rung động mạnh hơn sẽ làm cho người nghe cảm nhận âm lượng to hơn," Yau nói. Âm thanh, mặt khác, dường như không thay đổi khi bạn cảm thấy có rung động dữ dội với cường độ lớn.

Hình ảnh chụp Quét MRI (cộng hưởng từ) bộ não của mọi người đã cho thấy rằng vùng thính giác có thể được kích hoạt khi có rung động, và một số suy đoán rằng những phần của não bộ chuyên biệt để đọc các tần số có thể đóng một vai trò truyền tín hiệu. Nhưng, cũng khó có thể hiểu chính xác nơi mà 2 giác quan cảm nhận rung động và nghe âm thanh gặp nhau trong não bộ, vẫn còn là một điều bí ẩn.

Hồ Duy Bình (Theo Sciencenews)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video