Bằng chứng hóa thạch về mối quan hệ ký sinh - vật chủ

  •  
  • 596

Bằng chứng hóa thạch lâu đời nhất được biết đến về sự ký sinh đã được phát hiện bởi một nhóm các nhà khoa học ở Vân Nam, Trung Quốc.

Được mô tả trên tạp chí Khoa học Nature Communications, mẫu vật hóa thạch đã tiết lộ rằng loại hình cộng sinh ký sinh – vật chủ này đã diễn ra ngay sau vụ nổ ở 154 triệu năm trước ở kỷ Cambri.

Mẫu vật về sự ký sinh này là một con sò lông cổ đại.
Mẫu vật về sự ký sinh này là một con sò lông cổ đại.

Hiện tượng ký sinh mô tả mối quan hệ giữa các loài, trong đó có một sinh vật gọi là vật ký sinh, sống bám trên hoặc bên trong một sinh vật khác gọi là vật chủ. Ví dụ như, ở người có thể thấy loài sán dây (có thể dài tới 10 mét) chiếm giữ hệ thống tiêu hóa của chúng ta (và cả các khu vực khác nữa), lấy đi chất bổ và làm tổn thương các cơ quan của chúng ta.

Mẫu vật về sự ký sinh này đã được phát hiện bởi nhóm nghiên cứu ở Vân Nam, trong đó có một con là sò lông cổ đại – một loài động vật có vỏ trông gần giống con ngao, mặc dù hai loài này không có quan hệ mật thiết với nhau – và một loài sinh vật sống trong ống. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng trên mẫu hóa thạch của con sò cổ đại (Neobolus wulongqingensis) này có các ống nhỏ xếp thành hàng ở gần ngay nơi các dòng dinh dưỡng của chính con sò sẽ hút chất bổ.


Một trong số các mẫu vật đã được nhà nghiên cứu Zhang và các động nghiệp kiểm tra

Với kích thước nhỏ xíu của các ống, và sự xuất hiện đặc biệt ngay gần dòng dinh dưỡng, trưởng nhóm nghiên cứu – Zhifei Zhang – và các đồng nghiệp đã kết luận rằng sinh vật sống trong ống đó là một loài ký sinh. Những kẻ ký sinh ăn cướp sống trong ống này đã sống trên vỏ của con sò, làm suy yếu cơ hội sống sót của con sò khi đánh cắp thức ăn của nó.

Các ví dụ khác về những loài ký sinh ăn cắp còn tồn tại ngày nay gồm có bọ phân – chúng ăn cắp từ nguồn dự trữ của bọ hung – loài vật đã dành cả đời để di chuyển một lượng lớn phân động vật với mục đích xây tổ cho mình. Hành vi này mang lại lợi ích cho những con bọ ăn trộm khi chúng có thể tập trung vào việc lăn các cục phân hoặc đào đường hầm mà không phải lãng phí thời gian ra ngoài tìm kiếm nguồn phân.


Tái hiện loài sò cổ đại rộng lượng với sinh vật ký sinh dạng ống trên vỏ của nó.

Các bằng chứng về mối quan hệ ký sinh không dễ để phát hiện trong các hóa thạch, vì nhiều trường hợp chỉ có thể xác nhận dựa trên các hành vi có thể quan sát được, chẳng hạn như trường hợp bọ ăn cắp phân.

Do đó, tất cả các mối tương tác ký sinh từng được biết đến từ các hóa thạch đều phụ thuộc vào mẫu vật, và khả năng truyền đạt của chúng không chỉ là sự xuất hiện của ký sinh trùng mà còn là tổn hại của vật chủ.

Nhà nghiên cứu Zhang và các đồng nghiệp đã phát hiện ra loài sinh vật ăn trộm sống trong ống và làm suy yếu con sò vật chủ này, đây là mối quan hệ ký sinh – vật chủ lâu đời nhất được xác định trong các vật liệu hóa thạch cho đến nay.

Cập nhật: 06/06/2020 Theo Dân Trí
  • 596