Năm 430 trước công nguyên, trong cuộc chiến Peloponnesia ở Hy Lạp cổ đại, người dân thành Athens đã bị một loại bệnh bí hiểm tấn công, gây hậu quả khủng khiếp đến mức giờ đây đọc lại ghi chép của các nhà sử học, người ta vẫn phải rùng mình.
|
Sử gia Hy Lạp Thucydides |
Sử gia Hy Lạp Thucydides sống sót qua đại dịch chết người và để lại những bản mô tả sống động về các triệu chứng của nó.
"
Người đang khỏe mạnh bỗng cảm thấy choáng váng như bị đánh mạnh bởi luồng hơi nóng chạy từ đỉnh đầu, như có lửa cháy trong mắt, trong thân thể, trong cổ họng và lưỡi, thở ra một thứ mùi bất thường và hôi thối", Thucydides viết.
Nhưng đó mới chỉ là bước khởi đầu - tiếp đến là hắt hơi, ho, rồi tiêu chảy, nôn mửa và đau thắt. Kế đó, da người bệnh trở nên xanh xám, nổi mụn và lở loét, rồi khát cháy cổ họng. Hầu hết bệnh nhân chết vào khoảng ngày thứ 7 hoặc 8 của cơn bệnh do mụn nhọt ăn vào ruột, tiêu chảy kết hợp với kiệt sức. Một số ít còn sống sót, nhưng bệnh tật để lại di chứng trên cơ thể họ - ngón tay ngón chân, cơ quan sinh dục biến mất, mắt mù lòa. Một số người khác mất hoàn toàn trí nhớ, họ không biết mình là ai cũng không nhận ra bạn bè.
Đó là ghi nhận đầu tiên về một đại dịch trên thế giới.
Thucydides cho biết căn bệnh này xuất phát từ Ethiopia, lan sang Ai Cập và Libya rồi tới vùng đất của Hy Lạp. Trong vòng 4 năm, nó giêt chết một phần ba dân số và quân đội Athens, trong đó có nhà lãnh đạo đô thị cổ này.
Vì thế, điều có lẽ không làm người ta ngạc nhiên là tại sao từ đại dịch (pandemic) lại có nguồn gốc từ ngôn ngữ Hy Lạp, trong đó, "pan" nghĩa là "tất cả" và demos" là "người".
Thế kỷ 2 sau CN, sức mạnh của các triều đại châu Âu lấn át Rome, một phần nhờ các đội quân viễn chinh của họ. Nhưng vào năm 165, sau khi đội quân này trở sau chiến dịch từ phương Đông, họ mang theo một căn bệnh giết chết khoảng 5 triệu người.
"
Kẻ sát thủ" này được đặt tên là
Antonine Plague, theo tên của một trong hai hoàng đế La Mã là Marcus Aurelius Antoninus (ông chết vì căn bệnh này). Nó giết chết một phần tư số người mắc bệnh.
Năm 166, nhà y học Hy Lạp Galen trên đường đi từ Rome tới vùng mà ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ, đã ghi lại một số triệu chứng của
kẻ sát thủ. Ông mô tả rằng bệnh gây những cơn sốt, tiêu chảy và cảm giác khô cháy họng, cùng chứng khô hoặc mọc mụn trên da. Các học giả sau này kết luận rằng đại dịch khi đó có lẽ là
bệnh đậu mùa.
Một đợt bùng phát nữa của
đậu mùa xảy ra trong giai đoạn từ năm 251 và 266, vào lúc cao điểm giết chết 5000 người mỗi ngày chỉ trong thành Rome.
Nhưng những con số khủng khiếp này vẫn chưa là gì so với một thảm họa ở thế kỷ thứ 6, khi một "
sát thủ" nữa tấn công thành phố Constantinople (nay là Istanbul), dưới thời Byzantine Emperor Justinian I.
Dịch hạch được cho là xuất phát từ Ethiopia hoặc Ai Cập và lan lên phía bắc thông qua các tàu buôn chở ngũ cốc. Nó được truyền từ bọ chét sống ký sinh trên chuột chui rúc trong các con tàu. Và đây là đại dịch hạch đầu tiên trên thế giới được ghi nhận.
Trong vòng hai năm,
dịch hạch giết chết 40% dân số Constantinople. Nhà sử học thời Byzantine tên là Procopius ghi lại rằng vào lúc cao điểm,
thần chết dịch hạch lấy đi 10.000 mạng người dân thành phố mỗi ngày.
Dịch hạchlan rộng khắp miền đông Địa Trung Hải, khiến một phần tư dân số khu vực chết.
Đại dịch hạch lần thứ hai bùng phát năm 588, với mức độ khủng khiếp hơn và lan tới tận nước Pháp. Số người thiệt mạng do kẻ sát nhân này lên tới 25 triệu.
Trong vòng 800 năm sau đó, châu Âu không bị đại dịch nào tấn công, nhưng đến giữa thế kỷ 14, dịch hạch trở lại. Lần này nó được đặt tên
Tử thần đen. Tên này xuất phát từ thực tế là da những người mắc bệnh chuyển màu sẫm hơn do các hạt đen bên dưới da, giống triệu chứng của những người xấu số trước đó 8 thế kỷ.
Người ta sơ tán để chạy trốn dịch bệnh, nhưng lại khiến nó càng lan rộng hơn trên toàn châu lục. Trong 3 năm kể từ 1347, Tử thần đen giết chết chừng một phần tư dân số châu Âu - 25 triệu người. Cùng thời gian đó,
dịch hạch hoành hành ở châu Á và Trung Đông, gây nên
đại dịch toàn cầu.
Dịch hạch bùng phát nhiều lần ở châu Âu, mỗi lần sau mạnh hơn lần trước, và chỉ dịu đi khi nhân loại bước vào thế kỷ 18. Cho đến lúc đó, tổng số nạn nhân của căn bệnh này được ghi nhận vào khoảng 137 triệu. Các khu vực thành thị chịu ảnh hưởng nặng nhất, với tổn thất khoảng 50% dân số trong mỗi đại dịch.
Bệnh tả, được nhà y học Bồ Đào Nha Garcia de Orta ghi nhận lần đầu từ thế kỷ 16, nhưng phải đến năm 1816 bệnh dịch mới lan ra toàn cầu.
Vào năm đó, căn bệnh đã hoành hành ở Ấn Độ, sau đó nó theo các đường vận tải mậu dịch lấn vào Nga và Đông Âu trước khi tràn sang Tây Âu và Bắc Mỹ.
Thế giới đã chống chọi với ít nhất 7
đại dịch tả, trong đó 6 lần xuất hiện ở thế kỷ 19, trong đó tất cả các lục địa đều bị tấn công, trừ Nam cực. Lần bùng phát mới đây nhất là vào năm 1961 ở Indonesia, nhưng nhờ điều kiện vệ sinh đã phát triển nền mức độ tàn sát của nó đã giảm đi nhiều. Và cho đến nay tả vẫn là một trong những kẻ giết người thầm lặng.
Nếu thế kỷ 19 là thời của tả, thì 100 năm tiếp theo là kỷ nguyên của
cúm, với 3 đại dịch lớn.
Dịch cúm lớn nhất và gây chết nhiều người nhất là
cúm Tây Ban Nha, xuất hiện năm 1918 với 3 ổ dịch lớn nhất là ở Pháp, Mỹ và Sierra Leone. Căn bệnh này gây tỷ lệ tử vong rất lớn và thường giết chết những người mắc ở độ tuổi 20-40, trong khi dường như "
nhẹ tay" hơn với người già và trẻ nhỏ.
Cúm Tây Ban Nha di chuyển với tốc độ làm người ta kinh hoàng, giết chết 25 triệu người trong vòng 6 tháng, và một phần năm dân số thế giới đã nhiễm bệnh.
Sát thủ này biến mất cũng nhanh như lúc nó xuất hiện, nhưng hậu quả nó để lại sau lưng là khoảng 40 triệu xác chết, nhiều hơn số người bỏ mạng trong Thế chiến I.
T. Huyền (
theo BBC)