Bệnh nang thận là khối dịch bất thường tại thận, có thể xuất hiện ở một hoặc hai bên thận. Nang thận thường có hình tròn, dịch trong và không thông với đài bể thận.
Những điều cần biết về bệnh nang thận
Bệnh nang thận thường gặp ở người lớn trên 50 tuổi tuy nhiên vẫn có thể gặp ở trẻ em gọi là bệnh nang thận trẻ em, một số trường hợp xuất hiện nang thận từ khi sinh ra gọi là bệnh nang thận bẩm sinh.
Bệnh nang thận có thể được chia thành 3 loại bao gồm:
- Nang thận đơn độc: chỉ có 1 khối dịch bất thường ở thận có thể xuất hiện ở một hoặc hai bên. Là bệnh phổ biến nhất thường gặp và nó chiếm đến tỷ lệ cao ở bệnh nhân độ tuổi trên 50. Nang thận đơn độc không gây bất cứ biến chứng gì và thường không có triệu chứng. Nang có kích thước lớn sẽ gây đau bên hông lưng chứa nang thận. Phát hiện thông qua việc chụp CT-Scan hoặc siêu âm. Kích thước nhỏ vào dưới 6cm không gây biến chứng và không cần có sự can thiệp. Nếu kích thước nang thận lớn hơn cần phải mổ để tránh gây chèn ép chủ mô thận và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thận. Trong trường hợp gây ra biến chứng như đau đớn, nhiễm trùng cho người bệnh mà điều trị bằng phương pháp nội khoa không có hiệu quả cần can thiệp bằng ngoại khoa.
- Thận nhiều nang: tương tự như bệnh nang thận đơn độc nhưng có nhiều nang và diễn ra bởi sự tắc nghẽn của nhiều đơn vị thận.
- Thận đa nang: thường do yếu tố di truyền và nên được theo dõi 6 tháng một lần thông qua việc siêu âm. Khi gây ra các triệu chứng đau, nhiễm trùng cần đến sự can thiệp từ bác sĩ chuyên khoa niệu.
Bệnh nang thận có nguy hiểm không?
Nang ở thận thuộc loại lành tính, ít có biểu hiện lâm sàng, thường được phát hiện qua siêu âm, có thể thấy rõ nang rỗng âm, thành nang rõ, mỏng mềm.
Bệnh nang thận thường tiến triển chậm, ít có biến chứng (chỉ khoảng dưới 3% có thể có các biến chứng: chảy máu trong nang, vỡ nang, nhiễm khuẩn niệu, sỏi thận...). Bệnh có tính chất lành tính và diễn biến âm thầm. Nếu một số trường hợp nang to, gây đau nhiều hoặc có biến chứng mới cần can thiệp.
Nguyên nhân của nang đơn thận đến nay vẫn chưa được biết rõ. (Ảnh minh họa).
Nguyên nhân gây bệnh Nang thận
Nguyên nhân của nang đơn thận đến nay vẫn chưa được biết rõ. Có một số giả thuyết cho rằng: Có sự phá hủy cấu trúc của các ống thận hoặc thiếu máu cung cấp cho thận có thể là nguyên nhân gây nang thận . Túi thừa từ ống thận có thể tách ra tạo thành nang thận. Không thấy vai trò của gen trong hình thành và phát triển nang đơn thận.
Bệnh thận đa nang có liên quan đến yếu tố di truyền
Triệu chứng bệnh Nang thận
Thường không có biểu hiện lâm sàng cho đến khi tình cờ phát hiện hoặc phát hiện bệnh thông qua các biến chứng của bệnh nang thận.
Biểu hiện lâm sàng có thể bao gồm:
- Một số trường hợp có thể đau vùng sườn hoặc hông nếu nang lớn và đè ép vào các cơ quan khác kèm theo đái máu.
- Khi có nhiễm trùng nang hoặc chảy máu nang sẽ gây sốt, đau và rét run. Cơn đau có thể dữ dội giống như cơn đau quặn thận sỏi thận hoặc tắc nghẽn đài bể thận.
- Có thể có tăng huyết áp: nếu có đè ép vào động mạch thận.
- Thường có tiền sử nhiễm khuẩn tiết niệu và sỏi thận
- Bệnh nhân thường có thận to và có thể sờ được qua khám lâm sàng. Thực tế, bệnh nhân có tăng huyết áp và khối u vùng bụng làm gợi ý đến bệnh này. Có đến 40 - 50% người đồng thời có nang ở gan.
Biến chứng của nang thận có thể gặp:
- Đau bụng và mạng sườn là do nhiễm khuẩn, chảy máu trong nang hoặc do sỏi thận.
- Đái máu đại thể thường là do vỡ một nang vào trong bể thận, nhưng cũng có thể do sỏi thận hoặc nhiễm khuẩn. Thường hết sau 7 ngày nằm nghỉ và uống nhiều nước. Nếu đái máu tái phát, cần nghĩ đến u ác, nhất là ở bệnh nhân > 50 tuổi.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu: nếu bệnh nhân có đau mạng sườn, sốt, tăng bạch cầu, cần nghĩ đến nhiễm khuẩn nang. Cấy máu có thể dương tính, nhưng xét nghiệm nước tiểu có thể bình thường vì nang không thông với đường tiết niệu. Cần điều trị bằng kháng sinh
- Sỏi thận: đến 20% bệnh nhân có sỏi thận, chủ yếu là sỏi calci oxalat; cần uống nhiều nước (2 - 3l/ ngày).
- Tăng huyết áp: có đến 50% bệnh nhân có tăng huyết áp khi đến khám lần đầu. Số còn lại cũng sẽ xuất hiện tăng huyết áp trong quá trình diễn biến bệnh.
- Phình động mạch não: có thể có phình động mạch não ở vòng Willis. Không có chỉ định chụp mạch hoặc chụp cắt lớp sàng lọc, trừ khi bệnh nhân có tiền sử gia đình có người phình động mạch, hoặc sắp phẫu thuật một bệnh gì đó mà có nhiều nguy cơ tăng huyết áp.
Các biến chứng khác:
- Sa van hai lá, dị dạng van động mạch chủ. Ngoài ra, những bệnh nhân này dễ bị túi thừa đại tràng.
- Đối tượng nguy cơ bệnh Nang thận
- Trên 50 tuổi
- Nam giới
- Tiền sử nhiễm khuẩn tiết niệu
- Những người phải chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc
- Gia đình có người mắc bệnh nang thận
Phòng ngừa bệnh Nang thận
Chưa có biện pháp phòng bệnh nang thận.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Nang thận
Để chẩn đoán bệnh nang thận dựa vào:
- Tiền sử bệnh
- Các triệu chứng lâm sàng
Cần tiến hành một số xét nghiệm và thăm dò chức năng sau:
- Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận: ure, creatinin, acid uric
- Tổng phân tích nước tiểu và tế bào nước tiểu: phát hiện bạch cầu niệu hoặc hồng cầu niệu khi có nhiễm trùng nang thận.
- Protein niệu: không có hoặc rất ít
- Có thể có hồng cầu niệu: có thể có tiểu máu vi thể hoặc đại thể do chấn thương, nhiễm trùng nang.
- Siêu âm: Chủ yếu chẩn đoán bằng siêu âm hệ tiết niệu. Xác định số lượng nang, kích thước và thành nang thận. Nang thận thường có hình tròn hoặc bầu dục, dịch trong, trống âm và có bờ rõ. Nang thận trên siêu âm có hình tròn hoặc bầu dục, bờ đều, dịch trong, là khối trống âm, không có bóng cản phía sau, không thông với đài bể thận.
- Chụp thận có thuốc cản quang: Cho thấy sự đè đẩy vào nhu mô thận nếu nguyên nhân do nang thận, phân biệt với nguyên nhân gây ứ nước thận.
- Khi cần thiết có thể cho người bệnh chụp CT scan hoặc cộng hưởng từ để chẩn đoán phân biệt nang thận với u thận.
Các biện pháp điều trị bệnh Nang thận
- Chưa có biện pháp nội khoa nào ngăn được tiến triển đến suy thận.
- Nếu nang thận dưới 5 cm và không có triệu chứng thì không cần điều trị. Cần theo dõi định kỳ nang đơn thận bằng siêu âm, xét nghiệm nước tiểu và chức năng thận định kỳ và tránh các va chạm mạnh .
- Nếu nang thận lớn ( > 5cm ) hoặc gây nên triệu chứng và là nguyên nhân gây chèn ép đài bể thận và niệu quản cần phải can thiệp ngoại khoa.
Một số biện pháp can thiệp bao gồm:
- Chọc hút, bơm chất chống làm hóa xơ song tỷ lại tái phát lại khá cao lên đến 70% chỉ sau khoảng thời gian 3 tháng.
- Mổ hở cắt chóp nang tiêu tốn nhiều thời gian nằm viện mà vết mổ sẽ để lại sẹo và sức khỏe người bệnh chậm phục hồi.
- Phương pháp điều trị bệnh nang thận hiệu quả nhất hiện nay đó phẫu thuật nội soi để cắt chóp nang. Khắc phục được nhược điểm đem lại hiệu quả và đảm bảo sự an toàn cao nhất.
- Điều trị biến chứng như chảy máu thì cần nằm nghỉ ngơi dùng các thuốc cầm máu, uống đủ nước 2l/ngày, truyền máu nếu cần thiết. Nếu nhiễm trùng: dùng kháng sinh theo đúng phác đồ.
Điều trị khác bao gồm:
- Uống nhiều nước (2l/ngày) để tránh tạo sỏi, nếu có tăng calci niệu, nên dùng lợi niệu thiazid.
- Nên kiềm hóa nước tiểu nếu có nhiễm toan ống thận.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ dinh hoạt và làm việc khoa học
- Không sử dụng các chất kích thích như uống rượu bia, hút thuốc lá.
Giải mã vũ khí đáng sợ của tôm búa
Không phải dầu mỏ hay nước, chuyên gia cảnh báo đây mới là tài nguyên sắp cạn kiệt
Ưu thế tuyệt đối của chip lượng tử ánh sáng: Rút ngắn 9.000 năm tính toán xuống còn 36 phần triệu giây
Người Đẹp Đen rơi xuống Sahara: Phần "cơ thể" sơ sinh hành tinh khác
Siêu hạn hán ở Mỹ: Mặt hồ trơ đáy nứt nẻ, xác cá khô cứng tạo nên khung cảnh siêu thực