Ivan Pavlov cùng vợ |
Một hôm có 2 đưa trẻ đến tìm Pavlov, chúng muốn hỏi ông một chuyện. Chúng đã từng được thầy giáo đưa đến tham quan phòng thí nghiệm của ông, và rất thích những con chó đẹp, giỏi giang của Pavlov. "Nhưng thưa giáo sư, con có của ngài biết tính toán không ạ? Chúng cháu đã nhìn thấy chó làm tính" - Một em tên Arusa nói.
Pavlov tỏ ra rất thú vị hỏi: "Có chuyện đó sao? Các cháu nói xem nào, cuối cùng là chuyện gì vậy?"
Thì ra hôm qua tan học về Arusa nhìn thấy tấm quảng cáo rất thú vị ở bên đường, trên tấm quảng cáo có ghi: "Đây là chú chó có tài năng toán học!". Phía dưới còn ghi một hàng chữ nhỏ "Bà Crinna có nuôi một con chó cực kỳ thông minh, nó biết làm toán như người, hoan nghênh các bạn đến tham quan".
Arusa liền bị tấm quảng cáo hút mất hồn, cậu liền rủ bạn đi xem chú chó đó biểu diễn. Bọn trẻ và nhiều người cũng hăm hở tìm đến địa chỉ ghi trên tờ quảng cáo, đến nơi đã thấy rất nhiều người đang đứng đợi ở đó, chỉ một lúc sau buổi biểu diễn bắt đầu.
Bà Crinna dắt một chú chó có mặc đồ ra, trên cổ treo những mảnh gương sáng lấp lánh, trông cứ như đeo sợi dây chuyền đẹp vậy.
Arusa và Cacha ngồi ngay hàng đầu, chăm chú nhìn chú chó biểu diễn, tò mò tìm hiểu xem là sao chó lại có thể tính toán được.
Mọi người nhìn thấy bà Crinna cầm mấy tấm bìa màu trắng để ghi đề toán, bà đặt một tấm bìa trước chú chó. Mọi người nhìn rõ trên mảnh bìa ghi "2 + 3 = ?", chú chó sủa 5 tiếng. Bà Crinna thay mảnh bìa khác ghi: "7 - 4 = ?", chú chó sủa 3 tiếng. Thật kỳ diệu!
Mọi người reo hò tán thưởng, còn Arusa và Cacha thì im lặng, hai em không hiểu tại sao chó lại biết làm toán? Nhưng không phát hiện thấy gì sai, không tự trả lời được nên đã tìm đến Pavlov để hỏi.
Pavlov nghe các em kể xong, suy nghĩ một lát rồi nói: "Đây là trò lừa bịp, làm sao lại có con chó thông minh như vậy?" Ông vừa hỏi mọi chi tiết của trò diễn vừa phân tích. Ông giải thích với hai bạn nhỏ: Sở dĩ điều đó xảy ra vì bà Crinna buộc trên cổ con chó rất nhiều những mảnh gương có thể phản quang, mặc dù giơ cho chó xem mặt có chữ của mảnh giấy, còn mặt trái quay về phía bà Crinna, nhưng qua những mảnh gương trên con chó có thể nhìn thấy mảnh giấy viết gì. Bà để tay trái lên mông chú chó để ra ám hiệu cho nó, chó sẽ sủa "gâu, gâu...". Khi nào số tiếng chó sủa bằng với kết quả của bài toán thì ám hiệu của bà kết thúc, chó cũng thôi không sủa nữa".
Hai bạn nhỏ nghe Pavlov giải thích xong liền vỡ lẽ càng tin và khâm phục giáo sư Pavlov.
Trò diễn của bà Crinna đã bịp được không ít người, họ đều là những người không hiểu khoa học. Những chuyện đại loại như thế không phải chỉ có ở nước Nga mà các nước khác cũng xảy ra. Trên tạp trí có đăng một tin, nước Đức có một con ngựa kỳ lạ, không phải chỉ biết nói mà còn có thể nói được tiếng Anh, tiếng Pháp,... Đã có rất nhiều người đi xem, trong đó có cả một số quan chức, các nhà tâm lý học, họ đều khen ngợi chú ngựa. Có người đã kể lại chuyện này với Pavlov, còn cầm cả cuốn tạp chí đó đến cho ông xem. Pavlov chỉ cười và nói: "Đây là chuyện không thể xảy ra được, đó chỉ là một trò bịp bợm, ngựa không bao giờ nói được, đơn giản vì nó chỉ là ngựa".
Là một nhà khoa học vĩ đại, Pavlov kiên quyết đấu tranh với các loại khoa học giả tạo, ông tin rằng loại khoa học giả tạo lừa bịp nhân dân mãi mãi không thể tồn tại.
---------------------------------
Trở lại: "Ivan Petrovich Pavlov - Cậu bé cần mẫn"
Trở lại: "Pavlov - Phản xạ có điều kiện"