Sự thật gây sốc ghi trên văn bia trong ngôi mộ hoàng tộc Ba Tư được khai quật tại Trung Quốc

  •  
  • 2.031

Đế quốc Ba Tư, tiền thân của đất nước Iran ngày nay, có lịch sử lâu đời từ giai đoạn 690-330 TCN với phần lãnh thổ rộng khắp Tây và Trung Á trong thời kỳ hoàng kim.

Tới những năm 200 TCN, đế chế Ba Tư đã thiết lập mối quan hệ với một nền văn minh cổ đại khác là Trung Hoa, sự giao lưu văn hóa thậm chí còn trở nên thịnh hành hơn dưới thời nhà Đường nhờ sự xuất hiện của con đường tơ lụa.

Với thời kỳ này, nhiều người dân Ba Tư đã sống trong lãnh thổ Đại Đường, tới học tại kinh đô Trường An (nay là Tây An) của nhà Đường. Thậm chí nhiều thành viên hoàng tộc cũng chuyển tới định cư tại Trường An.

Năm 1955, một ngôi mộ cổ của hoàng tộc Ba Tư đã được phát hiện tại thành phố Tây An. Bia mộ được khắc bằng cả hai ngôn ngữ tiếng Ba Tư cổ và tiếng Hán. Phần chữ khắc tiếng Hán trên bia cho thấy chủ nhân ngôi mộ là phu nhân của Hoàng tử Suren, bà qua đời khi chỉ mới 26 tuổi.

Văn bia trong ngôi mộ hoàng tử Suren
Phần tiếng Hán trên văn bia cho thấy chủ mộ là vợ của Hoàng tử Suren nhưng phần tiếng Ba Tư lại ghi rằng đây là con gái của hoàng tử. (Ảnh: Sohu)

Suren vốn là hoàng tử của Tân Đế quốc Ba Tư - triều đại Hỏa giáo cuối cùng của Đế quốc Ba Tư trước sự nổi lên của đạo Hồi. Hoàng tử Suren tới Đại Đường định cư trong thời trị vị của vua Đường Thái Tông. Do có xuất thân hoàng tộc nước láng giềng nên Suren đã được phong một chức quan trong triều Đường và sinh sống tại Tường An.

Tuy nhiên, khi tấm bia mộ hoàng gia Ba Tư được nghiên cứu bởi các học giả phương Tây, những dòng chữ tiếng Ba Tư cổ lại cho thấy chủ nhân ngôi mộ không phải vợ mà là con gái của hoàng tử Suren. Điều này khiến các chuyên gia Trung Quốc vô cùng bối rối, hai ngôn ngữ cùng xuất hiện trên bia mộ, vậy cái nào mới chính xác?

Bí mật chấn động trên tấm văn bia hoàng gia

Trước băn khoăn này, các chuyên gia về Hỏa giáo (tôn giáo lâu đời tại Ba Tư) cho rằng thực tế điều này có thể được lý giải. Trong thời kỳ cổ đại, Hỏa giáo rất coi trọng dòng màu thuần túy, đặc biệt là với hoàng tộc Ba Tư. Để đạt được mục đích này, nhiều thành viên hoàng tộc Ba Tư sẵn sàng kết hôn cận huyết với chính con cái, anh chị em của họ.

Đối với hoàng tử Suren, có vẻ như ông đã tái hôn với chính con gái mình nên người phụ nữ trong lăng mộ vừa là vợ, vừa là con gái ông.

Hoàng tử Suren đã giấu kín bí mật của mình trong quãng thời gian làm quan ở Đại Đường.
Hoàng tử Suren đã giấu kín bí mật của mình trong quãng thời gian làm quan ở Đại Đường. (Ảnh minh họa: Internet)

Nghiên cứu năm 1996 của trường Cao đẳng Darwin được xuất bản trên Science Direct cũng cho thấy hôn nhân cận huyết trong Hỏa giáo từng được khuyến khích nhờ những "lợi ích siêu nhiên" trong niềm tin của người Ba Tư. Việc làm này không chỉ xuất hiện trong hoàng tộc mà còn tồn tại bên ngoài phạm vi hoàng gia, song hậu quả do nó để lại là vô cùng nặng nề.

Kết quả của quá trình khai quật lăng mộ hoàng tử Ba Tư đã khiến nhiều chuyên gia khảo cổ Trung Quốc kinh ngạc. Dưới thời đại nhà Đường, hôn nhân cận huyết được liệt vào "Thập ác" (10 tội ác nguy hiểm nhất như mưu phản, vô cớ giết nhiều người, làm giả ấn vua).

Dù là người nước ngoài nhưng Hoàng tử Suren đã sống và làm quan tại Trường An nên nếu bị phát hiện tội danh này, chắc chắn ông sẽ vẫn bị trừng trị mạnh tay.

Hoàng tử Suren của Ba Tư đã giấu kín bí mật suốt quãng đời mình và mọi chuyện chỉ sáng tỏ sau hàng nghìn năm. Thật may mắn cho ông ta rằng hoàng đế nhà Đường không thể hiểu tiếng Ba Tư, nếu không hẳn Suren đã phải chịu hình phạt khủng khiếp!

Cập nhật: 06/10/2024 Theo Pháp luật& bạn đọc
  • 2.031