Đối với một số loài giun, việc tái sinh lại phần cơ thể bị mất không phải là điều gì quá lạ. Tuy nhiên, việc bị mất đầu lại “mọc” lại cả não thì không nhiều.
Đây được cho là một “kỹ năng” cổ xưa. Một nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng này là một sự thích nghi khá đặc biệt.
Loài giun đặc biệt có khả năng tái sinh cả phần não.
Chúng ta vẫn thường biết các loài động vật có khả năng tái sinh một phần thân thể bị mất như sao biển, cá, ếch, kỳ nhông và nhện, giun. Khả năng đặc biệt này là một đặc điểm di truyền xuất hiện hàng trăm triệu năm trước.
Nhưng đối với một số loài giun biển đặc biệt thuộc ngành Nemertea lại có khả năng đặc biệt hơn nhiều đó là khả năng phục hồi đầu và bộ não bị cắt đứt. Khả năng này còn lại từ 10 triệu đến 15 triệu năm trước.
Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã biên soạn dữ liệu về 35 loài giun đặc biệt này và cắt đầu và đuôi của các cá thể trong 22 loài. Họ đã phát hiện ra rằng tất cả các loài có thể mọc lại khi bị cắt cụt.
Đáng ngạc nhiên là rất ít con có thể tái tạo một cái đầu hoàn chỉnh như ban đầu. Tuy nhiên, tất cả những con giun không đầu đã sống sót trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi bị chặt đầu.
5 loài giun đã được ghi nhận là có phần đầu và não tái sinh. 4 trong số chúng lần đầu tiên làm như vậy và một loài trước đây được biết đến có khả tái tạo đầu.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đã từng tìm thấy thêm bằng chứng trong các nghiên cứu trước đây về việc mọc lại đầu trong một số loài giun này.
Kết quả của họ cho thấy tổ tiên của tất cả các loài giun thuộc ngành Nemertea có khả năng không thể mọc lại một cái đầu bị cắt đứt, và sự phát triển đầu phát sinh độc lập chỉ trong một số ít loài giun. Điều này cũng đặt ra những câu hỏi quan trọng về tất cả các loài động vật có thể tái tạo các bộ phận cơ thể.
"Khi chúng ta so sánh các nhóm động vật, chúng ta không thể cho rằng sự tương đồng về khả năng tái sinh của chúng là cũ và phản ánh tổ tiên chung", đồng tác giả nghiên cứu, Alexandra Bely, phó giáo sư sinh học tại Đại học Maryland, cho biết.