Ngày Đông chí là ngày mà thời gian ban đêm dài nhất trong năm ở bán cầu bắc, là ngày mà thời gian ban đêm ngắn nhất ở bán cầu nam.
Do vị trí địa lý cũng như sự giao thoa văn hóa trong suốt nhiều năm, ngày Đông chí của người Việt Nam cũng tương tự như ngày Đông chí của người Trung Quốc, đều có nguồn gốc từ nông lịch (hay Âm lịch).
Dựa theo sự vận hành của Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao trên bầu trời kết hợp với quy luật Âm - Dương, người xưa đã nhận thấy rằng một năm chúng ta có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi mùa bao gồm 6 tiết khí, tổng cộng một năm có 24 tiết khí, trong đó có 8 tiết khí chính là: Lập xuân, Xuân phân, Lập hạ, Hạ chí, Lập thu, Thu phân, Lập đông và Đông chí.
8 tiết này ra đời theo lịch cổ đại Trung Quốc và tên gọi của chúng biểu trưng cho thời điểm khởi đầu một mùa và thời điểm kết thúc một mùa. Đông chí (hay Tết Đông chí) là tiết cuối cùng trong năm và ngày Đông chí là mốc thời gian trong tiết cuối năm giúp người Trung Quốc xác định được ngày Tết Nguyên Đán của năm tiếp theo.
Theo Thiên văn học phương Tây, ngày này đánh dấu sự bắt đầu của mùa đông ở bán cầu bắc, và sự bắt đầu của mùa hè của bán cầu nam. Còn theo quan điểm của phương Đông thì ngày Đông chí chính là ngày giữa mùa đông, chữ Chí (至) trong Đông chí (冬至) nghĩa là đã đạt đến điểm cùng cực. Vào ngày này, Mặt Trời sẽ nằm ở điểm cao nhất về hướng nam trên bầu trời vào giữa trưa, rồi từ từ quay trở lại phía bắc.
Ngày Đông chí là ngày mà thời gian ban đêm dài nhất trong năm ở bán cầu bắc, là ngày mà thời gian ban đêm ngắn nhất ở bán cầu nam.
Ngày Đông chí là ngày đầu tiên của tiết Đông chí. Tiết khí này thường bắt đầu vào khoảng ngày 21 - 22/12 Dương lịch và kết thúc vào khoảng ngày 5 - 6/1 của năm sau, trước khi tiết Tiểu hàn bắt đầu.
Tiết Đông chí năm 2023 kéo dài từ thứ 6 ngày 22/12/2023 dương lịch, tức ngày 10/11 Âm lịch và kết thúc vào thứ 6 ngày 5/1/2024 Dương lịch, tức 24/11 Âm lịch.
Như vậy, tiết Đông chí năm nay kéo dài 15 ngày. Ngày đầu tiên chính là ngày Đông chí – thứ 6 22/12/2023.
Theo thuật ngữ thiên văn học phương Tây, đó là thời điểm có liên quan đến vị trí của hành tinh trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Nó là lúc kinh độ Mặt Trời bằng 270 độ ở Bắc bán cầu, và cũng là ngày bắt đầu mùa đông tại Bắc bán cầu.
Trái đất của chúng ta không nằm thẳng, mà nó nghiêng 23,5 độ so với mặt phẳng Hoàng đạo. Nên vào ngày Đông chí, bán cầu nam của Trái đất chúng ta sẽ nghiêng về phía Mặt Trời nhiều nhất.
Ngày Đông chí ở Việt Nam không có gì đặc biệt cho lắm. Tuy nhiên, nhiều nơi trên thế giới chọn ngày này là một ngày lễ hội. Ngày chí diễn ra hai lần trong năm, một vào mùa hè được gọi là ngày Hạ chí vào tháng 6, và một còn lại vào mùa đông được gọi là ngày Đông chí vào tháng 12. Ngày Đông chí thì Mặt Trời nằm cao nhất về hướng nam, ngày Hạ chí thì Mặt Trời nằm cao nhất về hướng Bắc.
Việc xác định ngày Đông chí là điều rất quan trọng. Thực ra thì ở Việt Nam chúng ta thì ngày Đông chí không có gì đặc biệt nhưng nó lại là một ngày có ý nghĩa quan trọng với nhiều nước trên thế giới.
Vì Đông chí được xác định theo văn hóa Trung Quốc cổ đại nên nó có ý nghĩa rất lớn đối với người dân ở đất nước này và các dân tộc có ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc cổ đại .Bởi theo quan điểm của Trung Hoa thì ngày Đông chí là yếu tố rất quan trông để các nhà thiên văn học có thể để xác định ngày Tết Nguyên Đán cũng như xác định tháng nhuận trong lịch âm. Vì thế mà ý nghĩa ngày Đông chí rất quan trọng với người Hoa.
Hiện nay, người Hoa ở khắp nơi trên thế giới xem Tết Đông chí là một ngày tết truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Đây là thời điểm tổ chức nghi lễ rất quan trọng trong tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa từ nghìn năm qua.
Trong thời điểm này thì các lễ hội và phong tục truyền thống được tổ chức đặc biệt là phong tục ăn thang viên. Đây chính là món “chè trôi nước” – món ăn đặc trưng của người Hoa.
Truyền thống Việt Nam không có hoạt động gì đặc biệt trong ngày Đông chí. Tuy nhiên, ngày Đông chí cũng là thời điểm rất náo nhiệt ở các nước trên thế giới. lễ hội ở nhiều nơi trên thế giới như: lễ hội Festivus, lễ hội Kwanzaa,lễ hội lễ hội Yalda, lễ hội Saturnalia, Hanukkah, và lễ hội HumanLight. Đặc biệt là Lễ hội Yule của đạo Wicca. Đây là một một trong tám lễ hội Sabbat của những người theo đạo đa thần giáo kiểu mới (Neopagan) trên thế giới hiện nay.
Ngày Đông chí được biết đến với đặc điểm đêm dài nhất trong năm. Tuy nhiên chỉ các quốc gia ở Bắc bán cầu cảm nhận được đêm dài hơn ngày, còn ở các quốc gia ở Nam bán cầu thì ngày lại dài hơn đêm.
Tiết Đông chí là khoảng thời gian mọi sinh vật dung dưỡng khí lực và chuẩn bị cho thời kỳ sinh sôi, phát triển trong mùa xuân. Đây là thời điểm lạnh nhất trong năm nên các loại động vật, thực vật và con người đều ở trạng thái thu hẹp, ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Nhiều loài hoạt động ở dạng tiềm ẩn, đợi chờ cơ hội hoạt động về sau.
Trong tiết Đông chí, gió Mậu dịch và khối khí đại dương khiến thời tiết thay đổi rất nhiều, ít gây mưa lớn mà lúc thì rất hanh khô, khi lại có hiện tượng nồm rất khó chịu.
Vào tiết Đông chí, gió Mậu dịch và khối khí đại dương sẽ làm thời tiết thay đổi rất nhiều, tuy không gây ảnh hưởng lớn hay mưa nhiều nhưng lại gây hiện tượng mưa ẩm và nồm khiến con người khó chịu.
Đông chí cũng là ngày đánh dấu sự thay đổi thời tiết lớn bậc nhất trong năm. Vì vậy mọi người cần có sự chuẩn bị về sức khỏe cũng như sắp xếp lại sinh hoạt để thích ứng với những thay đổi này.
Trong tiết Đông chí, thời tiết giá lạnh khắc nghiệt sẽ gây bất lợi cho người mắc các bệnh về hô hấp, xương khớp. Trong thời gian này, bạn nên bổ sung thêm vitamin C để nâng cao đề kháng, ăn uống đầy đủ để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Người già, người bị bệnh xương khớp nên sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng và massage chân sẽ giúp khí huyết lưu thông, ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Ngoài ra, vào thời gian này, các gia đình có thể sử dụng thêm máy hút ẩm, máy giặt sấy quần áo để tránh ẩm ướt và nồm.