Một số phát hiện khảo cổ có sức ám ảnh ghê gớm, vẽ lên bức tranh khủng khiếp về cuộc sống và cái chết trong quá khứ.
Trong ngành khảo cổ, những đoạn xương hay ký ức ám ảnh về những người đã qua đời từ rất lâu là điều bình thường đối với các nhà khoa học. Tuy nhiên, một số phát hiện như dưới đây có sức ám ảnh ghê gớm hơn cả, vẽ lên bức tranh khủng khiếp về cuộc sống và cái chết trong quá khứ.
Năm 2010, các nhà nghiên cứu cho biết họ tìm thấy bộ xương của các thành viên trong một gia đình người Neanderthals trong hang động ở Tây Ban Nha. Điều rùng rợn là những bộ xương này mang dấu hiệu cho thấy họ đã bị đồng loại ăn thịt.
Ba phụ nữ, ba người người đàn ông, ba thiếu niên, hai đứa trẻ và một em bé sơ sinh có thể đã trở thành bữa ăn của một nhóm người Neanderthal.
Theo các nhà khảo cổ học, gia đình này không phải là bằng chứng duy nhất cho tục ăn thịt đồng loại của người Neanderthal. Có vẻ như khi điều kiện sống trở nên khắc nghiệt, người Neanderthal không ngại ngần hạ gục cả đồng loại của mình.
Cách đây khoảng 11.500 năm, một em bé 3 tuổi bị thiêu và bỏ lại trong một lò sưởi ở miền trung Alaska. Sau đó, ngôi nhà bị lấp và bỏ hoang.
Bộ xương cô đơn - được tìm thấy trong tình trạng được sắp xếp giống như hồi bị đốt trong lò sưởi - khiến nhà khảo cổ học Ben Potter và Joel Irish ở ĐH Alaska không thể cầm lòng, vì con họ cũng trạc tuổi em bé khi bị thiêu trong lò.
“Đó là cảm xúc không thể nào quên đối với chúng tôi, vượt ra ngoài khía cạnh khoa học, thì đó là một con người đang sống, đang thở trước khi bị thiêu", Potter nói.
Bộ xương bị đốt được tìm thấy trong một ngôi mộ hoàng gia. (Ảnh: LiveScience)
Bị chôn, rồi bị đào lên để thiêu, sau đó bị chôn lại. Đó là số phận của Philip III Arrhidaios, người anh em cùng cha khác mẹ và cũng là người nối nghiệp Alexander Đại đế. Câu hỏi được đặt ra là: các nhà khảo cổ học có tìm thấy thứ gì còn sót lại của người đàn ông nay sau những gì người ta làm với ông?
Một ngôi mộ hoàng gia ở Hy Lạp chứa bộ xương bị cháy của một người đàn ông và một phụ nữ trẻ. Đó có thể là nơi an nghỉ của Philip III và vợ ông, tức nữ hoàng Eurydice. Hai người đó bị Olympias - mẹ kế của Philip II và là mẹ của Alexander Đại đế - giết và bị ép tự tử. Nhưng một số nhà nghiên cứu cho rằng chủ nhân của bộ xương bị đốt trong mộ chính là Philip II, cha của Alexander Đại đế.
Nếu đúng như vậy, thì người phụ nữ được chôn cùng chính là Cleopatra, người vợ cuối cùng của Philip II (Cleopatra ở đây không phải là nữ hoàng Ai Cập nổi tiếng).
Cuộc tranh luận chưa ngã ngũ rằng ngôi mộ là nơi an nghỉ của Philip II hay Philip III. Các nhà khoa học cũng chưa biết rõ liệu bộ xương bị đốt trước hay sau khi phần cơ và nội tạng đã rữa.
Chuyến thám hiểm tới Northwest Passage huyền thoại (tuyến đường biển xuyên qua Đại tây dương) khiến rất nhiều thiệt mạng, trong đó có 129 nhà thám hiểm phải bỏ mạng năm 1845. Nhóm thám hiểm do thiếu tướng hải quân Anh John Franklin dẫn đầu đã lạc vào vùng toàn băng tuyết vô định, khiến họ bị đói, thiếu chất, mất nước và kiệt sức.
Rất nhiều người trong số họ còn bị ngộ độc chì, có thể là do thực phẩm đóng hộp mà họ đã ăn. Lượng chì cao trong máu dẫn tới nôn mửa, cơ thể yếu ớt và co giật.
Thời gian đầu, những người chết được chôn cất, dù chỉ rất nông. Nhưng về sau, khi ngày càng nhiều người chết, các thi thể bị bỏ mặc, và một số người có thể đã bị ăn thịt. Chỉ một số ít trong đó được nhận dạng dù người ta đã nỗ lực tái tạo khuôn mặt.
Chiến tranh thời cổ đại thường liên quan tới vũ khí cầm tay, nhưng một nhóm gồm ít nhất 20 lính La Mã đã chết cực kỳ kinh khủng cách đây gần 2.000 năm. Trong một cuộc vây hãm của quân đội La Mã ở TP. Dura, Syria, lính Ba Tư đã đào một số đường hầm dưới tường thành để chống kẻ thù. Quân La Mã cũng đào hệ thống đường hầm riêng để trả đũa. Nhưng khi người Ba Tư biết quân La Mã sắp tới, họ đã chuẩn bị trước cái bẫy vô cùng lợi hại: phun đám khói chứa hỗn hợp chất độc biến phổi của lính La Mã thành axit.
Những đường hầm này được các nhà khảo cổ học phát hiện vào những năm 1920 và 1930, và sau đó được lấp lại. Một số nhà khảo cổ học hiện đại nghĩ rằng những bộ xương và chất sulfur kèm nhựa đường là bằng chứng còn sót lại của một cuộc chiến tranh hoá học.
Bằng chứng cổ nhất về bệnh hủi. (Ảnh: LiveScience)
Trong một thời gian dài, bệnh hủi hay còn gọi là bệnh phong bị coi là sự nhục nhã. Ngày nay, căn bệnh này không còn nguy hiểm nữa, nhưng trong lịch sử, những người từng mắc căn bệnh này luôn bị xua đuổi và hắt hủi, một phần là do cơ thể của họ bị căn bệnh làm cho biến dạng.
Một bộ xương 4.000 tuổi được tìm thấy ở Ấn Độ là bằng chứng khảo cổ học cổ xưa nhất về bệnh hủi. Bộ xương còn sót lại cho thấy người này đã bị xã hội ruồng bỏ: người Hindu có truyền thống hoả thiêu, và chỉ những người không đủ tiêu chuẩn mới bị chôn.
Bộ xương của bệnh nhân hủi được chôn trong một hốc đá và phủ đầy tro đốt từ phân bò. Thời đó, tro từ phân bò được cho là thiêng liêng và tinh khiết.
Các nhà khảo cổ học tìm thấy bộ xương không đầu của một nghệ sĩ nhào lộn bị hiến tế. (Ảnh: LiveScience)
Bằng chứng về tục hiến tế con người được tìm thấy khắp nơi trên thế giới, nhưng một địa điểm hiến tế được phát hiện năm 2008 dường như rất đặc biệt. Trong một ngôi nhà ở vùng đất ngày nay thuộc Syria, các nhà khảo cổ học tìm thấy những bộ xương người và xương động vật được sắp xếp kỳ lạ.
Ba bộ xương người nằm cạnh nhau, không có đầu. Dưạ trên những thương tổn ở khung xương và sự phát triển quá mức ở khu vực dây chằng và xương, các nhà nghiên cứu cho rằng một trong những bộ xương đó có thể của nghệ sĩ nhào lộn.
Khu nhà đó bị chất đầy bụi bẩn và bị bỏ hoang sau khi người ta bỏ lại những cơ thể không đầu trong đó, khiến các nhà nghiên cứu ngờ rằng động vật và những người làm công việc giải trí đã bị hiến tế, hoặc có thể bị sót lại sau một thảm hoạ thiên nhiên hay tương tự như thế.
Các công nhân đường sắt ở Dorset County, Anh, đã phát hiện một ngôi mộ của các chiến bị Viking. Điều kinh hãi là những thi thể này đều bị...chặt đầu.
Ban đầu, các nhà khảo cổ cho rằng, các nạn nhân bị sát hại. Tuy nhiên, ý kiến đó nhanh chóng bị bác bỏ vì các vết cắt rất ngọt và có vẻ được thực hiện từ phía trước chứ không phải từ phía sau.
Móng vuốt của con Moa khổng lồ đang được trưng bày.
Năm 1986, một đoàn khảo cổ đã phát hiện ra một móng vuốt khổng lồ trong núi Owen, New Zealand.
Sau khi tiến hành nghiên cứu, các nhà khảo cổ xác định, móng vuốt này là của một con chim khổng lồ thời tiền sử, thường được gọi là con Moa.
Nhà tắm La Mã, nơi phát hiện hàng trăm bộ xương trẻ sơ sinh dưới cống ngầm.
Khi các nhà khảo cổ học ở Israel khai quật đường cống bên dưới một nhà tắm La Mã cổ đại, họ đã tìm thấy hàng trăm bộ xương trẻ sơ sinh tại đây. Hiện vẫn chưa có lời giải thích hợp lý cho sự việc đáng sợ này.
Hộp sọ của "ma cà rồng" bị nhét gạch vào mồm.
Một ngôi mộ tập thể được phát hiện bên ngoài Venice, Italy. Trong đó, người chết bị...nhét một viên gạch vào mồm.
Theo quan niệm của người xưa, đây là một trong những cách để ma cà rồng đã chết không thể sống dậy hút máu người nữa.
Các nhà khảo cổ cho rằng, truyền thuyết về ma cà rồng đã lan đến Venice và đây là bằng chứng rõ ràng nhất.