Những phát hiện thú vị về kiến

  •  
  • 1.753

Kiến làm món ăn khoái khẩu.

Một hãng chuyên kinh doanh thức ăn nhập từ nước ngoài cho biết sẽ bán nửa tấn kiến Colombia lớn có bụng to - được nuôi rất nhiều trong các nghĩa trang – sang các nước châu Âu, Úc và Hoa Kỳ để làm món ăn phục vụ thực khách có nhu cầu dùng món lạ miệng tại đây sau khi món ăn kiến nướng trở nên phổ biến tại Anh. Hãng Edible Limited, cơ quan nhập món kiến trên, đã bổ sung vào catalogue chuyên sưu tầm các món lạ lùng nhất trên đời cho những người sành ăn các món “độc nhất vô nhị” của mình món mới thứ ba có tên: “Kiến nướng khổng lồ” (Giant Toasted Ants) sau hai món “Dế bọc sô-cô-la” (Chocolate covered crickets) và “Bọ cạp xào khoai tây” (Scorpion potatoes).

Kiến làm thú nuôi trong nhà

Những con kiến với số lượng ước tính lên đến hàng ngàn con hiện đang được “nuôi nấng và chăm sóc” cẩn thận tại hầu hết các căn hộ ở khắp nước Đức. Chúng được xem như là một vật nuôi cưng (pets) mới - một thú chơi mới nhất đang thu hút sự say mê của người dân nước này.

Người dân không còn ngần ngại chịu chi hàng trăm euro để mua một bồn nuôi kiến bằng nhựa trong lớn bằng cả một cái bàn uống cafe, bên trong là cả một “vương quốc” kiến gồm một con kiến chúa và hàng trăm con kiến thợ đem về nhà nuôi. Mọi người đang nhận thấy rằng những con vật nuôi cưng không nhất thiết phải là những con cún con, những con mèo con hay những con cá cảnh có màu sắc sặc sỡ. Kiến dễ nuôi, dễ chăm sóc hơn những loài trên rất nhiều. Chẳng hạn, chúng đâu có ăn gì nhiều đâu, chỉ ăn những mẩu thức ăn thừa thải vụn vặt rơi rớt của con người; chúng không có bốc mùi; chúng cũng đâu có làm ồn ào gây huyên náo để bạn phải bực mình; chúng sống rất lâu đến 30 năm và là loài rất sạch sẽ đến khó tính và - trên hết cả - chúng là loài vật rất đáng yêu và có sức lôi cuốn đặc biệt.

Đàn kiến khổng lổ tấn công nước Úc

Trên thế giới có khoảng 10.000 giống kiến

Một đàn kiến khổng lồ không thuộc giống kiến bản địa tiến theo đoàn trải dài hơn 100 km (62 dặm), điều chưa bao giờ được thấy trước đây, đã được phát hiện tại thành phố Melbourne, nước Úc. Sự xuất hiện bất thường của rất nhiều con kiến lạ mặt kéo theo sự đe dọa đến sự tồn tại của các giống sinh vật khác đang sinh sống trong thành phố. Những con kiến trên, theo xác định ban đầu được nhập khẩu từ Argentina, được xếp là 1 trong 100 loài sinh vật có mức độ xâm lấn thực địa nhanh có hại nhất thế giới. Mặc dù, ban đầu chúng chỉ tồn tại theo từng nhóm nhỏ bình thường giống như những loài kiến thông thường khác tại nước của chúng, Argentina, thế nhưng khi xâm nhập vào nước Úc, những đàn kiến với số lượng nhỏ này dần dần sáp nhập lại với nhau thành một đàn kiến khổng lồ hàng triệu triệu con, kéo đàn đi theo hàng trải dài hơn 100 km. Các chuyên gia môi trường sợ rằng sự xâm lấn của đàn kiến đông đảo này đe dọa đến sự da dạng sinh học (biodiversity) nhiều loài khác trong khu vực. Được biết loài kiến Argentina này không có hại cho con người nhưng vô cùng nguy hiểm đối với lài kiến bản địa, các loài thực vật và nhiều loài côn trùng khác...

Kiến trắng gặm nhấm quần thể danh lam cổ  ở Trung Quốc

Loài kiến trắng (con mối) rất thích gặm “ăn” gỗ, đặc biệt là gỗ càng nhiều tuổi chúng càng thích. Và quần thể kiến trúc cổ tại Xian, Trung Quốc với các tòa nhà, chùa... đều được làm bằng gỗ hơn 1.400 năm tuổi đã bị loài kiến trắng tấn công mãnh liệt, gặm phá dần dần gây ra hậu quả nghiêm trọng có thể hư hỏng nặng bất cứ lúc nào. Loài kiến trắng đang đe dọa quần thể kiến trúc cổ 2.000 năm tuổi ở Xian, Trung Quốc. Cụ thể, quần thể 18 nhà đang trong tình trạng nguy hiểm, trong đó đặc biệt có 2 nơi đang bị kiến trắng nặng nhất là Bảo tàng Beilin được xây dựng trong suốt triều vua Tang (618-907) và chùa cổ Dayan có cùng niên đại. Được biết, Xian, một trong những thành phố nổi tiếng nhất của Trung Quốc, từng là thủ đô trong lich sử suốt 13 triều vua Trung Hoa. Thành phố còn được mọi người biết nhiều bởi là nơi trú ngụ của Đội quân bằng đất nung nổi tiếng với hàng ngàn chiến binh được tạc giống y như thật được tìm thấy trong ngôi mộ của vị vua đầu tiên của Trung Hoa Qin Shihuang (Tần Thủy Hoàng).

Theo Hội bảo vệ TN-MT Việt Nam
  • 1.753