Panasonic đã biến đổi những chiếc bồn cầu sứ thành bồn cầu nhựa chống bám bẩn như thế nào

  •  
  • 676

Tuy đi sau các đối thủ trong lĩnh vực thiết bị vệ sinh nhưng nhờ cải tiến về vật liệu và công nghệ mới, Panasonic đang gây ấn tượng lớn với khách hàng nhờ các sản phẩm bồn cầu nhựa sở hữu thiết kế độc đáo, hạn chế tia nước bắn ra ngoài và dễ dàng làm sạch hơn.

Dù được biết đến là một hãng sản xuất thiết bị điện tử nhưng Panasonic hiện đang hướng nguồn lực đáng kể vào việc phát triển các nhà vệ sinh dễ làm sạch vì ngày càng có nhiều người ở nhà vì đại dịch Covid-19.

Là một hãng mới trong lĩnh vực gần như do các gã khổng lồ gốm sứ như Toto và Lixil chiếm lĩnh, Panasonic đang hướng sang việc sử dụng nhựa để tạo ra các sản phẩm chống vết bẩn độc đáo và khác biệt hơn.

Panasonic hiện đang hướng nguồn lực đáng kể vào việc phát triển các nhà vệ sinh dễ làm sạch
Panasonic hiện đang hướng nguồn lực đáng kể vào việc phát triển các nhà vệ sinh dễ làm sạch.

Tại phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu sản phẩm bồn cầu của công ty ở Kadoma, tỉnh Osaka, một phần sàn nhà được dùng làm nơi đặt các dãy bồn cầu với nhiều hình dạng khác nhau và mỗi bồn cầu đều hướng về một chiếc cột. Từ mỗi chiếc cột sẽ có tia nước chảy vào trong bồn.

Dưới chân các bệ xí đều có một tấm thảm để theo dõi các giọt bắn ra. Sẽ có các thiết bị mô phỏng cách nước tiểu bắn ra từ bên trong bồn hoặc rơi xuống sàn. Các thiết bị này có thể tạo ra tia nước chỉ bằng một nút nhấn nhưng hình dạng của những chiếc bồn cầu và cửa xả nước là một trong những bí mật của Panasonic.

Hiroshi Matsunaga, nhà nghiên cứu cấp cao của bộ phận phát triển và lập kế hoạch vệ sinh của Panasonic cho biết: "Khi một người đàn ông đi tiểu, nước tiểu sẽ xoay vòng hai lần rưỡi trước khi chạm vào phần đáy của bồn cầu. Có thể bạn không biết, nhưng nước tiểu cũng văng xuống sàn chứ không chỉ trong mỗi bồn cầu".

Vì vậy các nhà nghiên cứu đã phát minh ra một dạng bồn cầu mới với cơ chế xả nước đặc biệt, làm cho nước sủi bọt và với sự trợ giúp của dung môi, nó sẽ làm tan tác động của nước tiểu và ngăn nó bắn ra bên ngoài.

Trong một sản phẩm thử nghiệm khác, các chuyên gia của Panasonic nhận thấy, bề mặt của nước tự động giảm 3cm khi chỗ ngồi được nâng cao lên. Chức năng này được phát triển cách đây vài năm trước và giúp giảm thiểu nguy cơ các giọt nước bắn ra bên ngoài bệ xí.

Một số người cho rằng việc sử dụng nhựa để làm vật liệu chế tạo bồn cầu của Panasonic có thể không tối ưu. Vì dù sao nhựa cũng dễ bị mốc hơn gốm sứ và khó làm sạch hơn. Nhưng Panasonic đã phát triển thành công một loại nhựa thủy tinh mới. Nó đủ chắc để sử dụng trong bể cá cảnh hoặc kính chắn gió máy bay, đồng thời ít tích tụ cặn bẩn hơn so với gốm sứ.

Với kinh nghiệm liên quan đến nhựa, Panasonic có thể tạo ra các mẫu bồn cầu với thiết kế linh hoạt hơn, đồng thời loại bỏ các kẻ hở khó làm sạch như nắp đậy và chỗ ngồi.

Để thành công trong ngành thiết bị vệ sinh hiện nay là cả một hành trình dài với Panasonic

Panasonic bắt đầu kinh doanh các sản phẩm nhà vệ sinh di động vào năm 1963 và mô hình xả nước vào năm 1973 nhưng như thế vẫn là muộn so với nhiều đối thủ khác. Hãng sau đó đã mua lại nhà sản xuất gốm sứ Hokuriku Yogyo để thu nạp thêm kinh nghiệm về gốm sứ vệ sinh. Nhưng cuối cùng hãng vẫn gặp phải khó khăn vì có rất nhiều sản phẩm bị lỗi. Tới đầu những năm 2000, công việc kinh doanh của Panasonic gặp khó khăn lớn khi bị hai đối thủ lớn bỏ xa.

Nhưng sản phẩm có tên Alauno ra mắt vào năm 2006 của Panasonic đã thay đổi hoàn toàn cục diện. Dù là một chiếc bồn cầu bằng nhựa được tạo ra bằng công nghệ đúc các sản phẩm điện tử nhưng nó rất bền chắc. Chính nhờ sự nghiên cứu tỉ mỉ về cách chất bẩn bám vào trong bồn cầu nhựa đã giúp Panasonic cải tiến thành công sản phẩm.

Late Konosuke Matsushita
Late Konosuke Matsushita, sáng lập gia Panasonic và là người đặt nền móng cho việc phát triển bồn cầu của công ty này

Trong tủ lạnh tại phòng thí nghiệm, người ta có thể tìm thấy một dãy các túi nhựa chứa bột nhão màu nâu hay phân giả được làm từ các vật liệu bao gồm tương đậu miso, dầu và chất làm đặc.

Tình trạng ruột của con người thay đổi tùy theo từng người và từng ngày. Để mô phỏng thực tế, các nhà nghiên cứu đã phát triển 5 loại phân giả, bao gồm phân "cứng" và "nát", thậm chí là đăng ký bằng sáng chế cho chúng.

Matsunaga nói: "Vết bẩn trên bồn cầu cơ bản chỉ là dầu". Ông đã tìm hiểu cách tạo ra các chất giống như phân, nghiên cứu kỹ lưỡng chúng và tác động của chúng tới bồn cầu. Cuối cùng Matsunaga đã phát triển thành công một loại dung môi dành cho bồn cầu Alauno. Khi người dùng thêm dung môi này vào nước, chất lỏng sẽ hòa tan vào nước khi xả bồn cầu và sinh ra bọt.

Một quan chức công ty tiết lộ, tuy Panasonic có bán một loại dung môi đặc biệt cho bồn cầu nhưng bất kỳ chất tẩy rửa nào cũng có thể làm được điều đó.

Thách thức chính trong tương lai của Panasonic là phát triển thị trường nước ngoài. Tại Trung Quốc, nơi Panasonic ra mắt sản phẩm bồn cầu lần đầu tiên vào năm 2013, công ty đang kế hoạch mở rộng dòng sản phẩm trong năm nay. Trước đây, hãng chỉ bán các mẫu giá rẻ nhưng sắp tới sẽ bán thêm các sản phẩm cao cấp, bao gồm cả các mẫu bồn mới sử dụng nước và ozone để khử trùng và làm sạch.

Giờ đây Panasonic đang tận dụng rất tốt lợi thế là người đi sau nhờ việc tập trung phát triển các công nghệ mới tiện lợi hơn cho khách hàng. Sau đại dịch Covid-19, cơ hội tới với Panasonic càng lớn hơn khi nhu cầu dọn dẹp nhà vệ sinh là cực kỳ lớn.

Cập nhật: 23/09/2020 Theo vnreview
  • 676