Các nhà khoa học đã phát hiện loài giáp xác đầu tiên trên thế giới có nọc độc như rắn và nhện độc.
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế vừa phát hiện những bằng chứng khẳng định loài động vật có hình dạng giống con rết mang tên Speleonectes tanumekes là loài giáp xác có độc đầu tiên trên thế giới được phát hiện.
Mặc dù nọc độc rất phổ biến trong các loài chân giống, nhóm động vật không xương sống bao gồm cả những loài có độc như nhện và trùng đôc, khoảng 70.000 loài giáp xác khác mà khoa học biết tới từ trước tới nay đều không có độc.
Speleonectes tanumekes là loài giáp xác có độc đầu tiên trên thế giới.
Loài Speleonectes tanumekes với kích thước khoảng 2,5 cm là một bộ phận trong một lớp giáp xác rất hiếm gặp có tên là remipedia thường được tìm thấy trong các hệ thống nước ngầm ở Caribe, đảo Canary và tây Úc.
Để xác định khả năng tiêm nọc độc của loài động vật này, các nhà khoa học đã quan sát kỹ những cấu trúc hình kim ở trên ngạnh trước của sinh vật này. Sau đó họ tái hiện một mô hình của cấu trúc nhỏ bé đó, cho phép loài giáp xác này tiêm nọc độc vào con mồi. Họ nhận thấy rằng nọc độc của loài giáp xác này có thể làm tê liệt các loài giáp xác khác bằng chất độc thần kinh tương tự như nọc độc của nhện và rắn.
Tiến sĩ Ronald Jenner thuộc Bảo tàng Khoa học Tự nhiên cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng chất độc thần kinh này ngăn chặn con mồi chạy thoát và giúp loài giáp xác này có thể hút được con mồi giống như kem sữa”.
Các nhà khoa học cho biết việc nghiên cứu loài giáp xác này trong tự nhiên không hề dễ dàng, vì chúng sống ở trong các hang ngầm chằng chịt ở Mexico và Trung Mỹ khiến các thợ lặn rất khó tiếp cận.
Các nhà khoa học chia sẻ trải nghiệm hãi hùng khi truy tìm loài sinh vật hiếm gặp này: “Vì các hang ngầm rất chật hẹp nên không phải ai cũng được mang theo bình oxy để thở. Bạn phải dùng chung bình oxy với người cùng đi trong khi mò mẫm trong các hang động tối tăm để tìm lối ra”.