Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển ứng dụng bức xạ trong công nghiệp và các ngành kinh tế - kỹ thuật khác đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu phát triển ứng dụng bức xạ thành 1 ngành công nghiệp công nghệ cao với 4 lĩnh vực ứng dụng chủ yếu: Kiểm tra không phá hủy; hệ điều khiển hạt nhân; chiếu xạ công nghiệp; kỹ thuật đánh dấu.
Đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực chiếu xạ hiện tại Việt Nam đang có thế mạnh, trong đó có khử
trùng trái cây, rau, gia vị. (Ảnh minh họa)
Theo Quy hoạch, sẽ đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực chiếu xạ hiện tại Việt Nam đang có thế mạnh, bao gồm: khử trùng vật phẩm y tế, khử trùng thực phẩm (thủy sản, thịt, trái cây, rau và gia vị), diệt trừ mối mọt và các tác nhân gây hại trong lương thực và các sản phẩm cần bảo quản dài ngày khác.
Bên cạnh đó, phát triển các lĩnh vực ứng dụng mới bao gồm: chiếu xạ kiểm soát dịch bệnh tại các bệnh viện , chiếu xạ lưu hóa cao su và chế tạo vật liệu composit và chiếu xạ sản xuất vật liệu bán dẫn.
Một số dự án đầu tư trong lĩnh vực này được ưu tiên như xây dựng trung tâm chiếu xạ tại cảng Hậu Giang, mở rộng và phát triển Trung tâm nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ (thành phố Hồ Chí Minh) thành Trung tâm Chiếu xạ trọng điểm hàng đầu quốc gia.
Mục tiêu trong giai đoạn 2016 - 2020, nước ta có 30 cơ sở chiếu xạ công nghiệp.
Kiểm tra không phá hủy: Dùng kỹ thuật chụp ảnh phóng xạ để phát hiện khuyết tật, sai hỏng của đối tượng cần kiểm tra. Hệ điều khiển hạt nhân: Sử dụng như hệ đo độc lập hoặc tích hợp trong hệ thống điều khiển để kiểm soát dây chuyền sản xuất, như đo độ dày, mật độ, độ ẩm, mức đầy và các đặc tính khác. Chiếu xạ công nghiệp: Dùng tia phóng xạ phát ra từ thiết bị bức xạ hoặc hạt được gia tốc từ máy gia tốc để khử trùng, biến tính vật liệu, hoặc phục vụ các mục đích khác trong hoạt động sản xuất, dịch vụ. Kỹ thuật đánh dấu: Theo dõi chất đánh dấu lưu chuyển trong dòng chảy, trong quá trình công nghệ, hoặc trong môi trường giúp phát hiện tính li |