Quay về quá khứ, tại sao không?

  •   3,713
  • 24.749

Như chúng ta đã biết một trong những điều khó giải thích và gây tò mò nhất của loài người hiện nay là: làm thế nào để quay về quá khứ mà không đụng chạm đến các nghịch lý khoa học mà chúng ta không thể giải thích được.

Vì thế mà rất nhiều nhà khoa học khẳng định, không thể có chuyện chúng ta quay về quá khứ như nhà khoa học  Stephen Hawking mô tả, nếu chúng ta chế tạo cỗ máy quay về quá khứ được thì “một sự phản hồi” sẽ tiêu diệt cỗ máy đó chỉ trong tíc tắc.

Thật khó mà tôi hình dung ra cỗ máy đó như thế nào? Nhưng tôi tin rằng điều này trong vật lý và toán học trước sau gì cũng mô tả được lý thuyết quay về quá khứ, và trước khi điều đó xảy ra chúng ta sẽ tha hồ mà tưởng tượng quy luật đó như thế nào.

Quay về quá khứ, tại sao không?

Tôi thì tưởng tượng và hình dung lý thuyết đó như thế này: quy luật đó liên quan đến xác suất ngẫu nhiên. Vì tôi tin thuyết tương đối và lý thuyết lượng tử có bóng hình với nhau, xác suất ngẫu nhiên ở đây chính là chỗ vị trí chúng ta khi rơi về quá khứ phải nằm ở 1 khoảng cách nhất định nào đó so với vị trí chúng ta hiện tại. Rõ hơn là nếu bạn đang ở trái đất và quay về quá khứ thì vị trí bạn xuất hiện ở quá khứ sẽ cách trái đất 1 khoảng cách rất xa và ngẫu nhiên nhưng theo 1 quy luật là khoảng cách đó phải lớn hơn một con số nào đó có thể tính được.

Đây là nguyên lý bất định về thời gian và không gian, độ chênh lệch thời gian êT càng nhỏ thì độ chênh lệch không gian êR càng lớn tức là: nếu bạn quay về quá khứ 10 năm thì khoảng cách bạn xuất hiện trong quá khứ so với vị trí bạn quay về lớn hơn vị trí quá khứ mà bạn quay về quá khứ 20 năm trước. Để các bạn dễ hình dung tôi đã nghĩ ra 1 công thức như thế này:

êR>= X/êT

X đây phụ thuộc vào khối lượng... của bạn hay con tàu của bạn quay về, vì tôi nghĩ rằng nếu khối lượng lớn thì lực quán tính càng mạnh khiến cho R lớn hơn, và X cũng bao gồm 1 số hằng số bất định, và vài hằng số khác: êR( mét) êT( giây) M(Kg).

Công thức này khi bạn thay m = 1kg, êT = 14 tỉ năm và 1 số thông tin khác thì êR = 1m, ngược lại nếu bạn quay về quá khứ 1s thì êR sẽ bằng bán kính vũ trụ hiện tại. Điều này cũng hợp với mô hình Big Bang và nó cũng khẳng định điều này. Chúng ta dù quay về quá khứ được nhưng chúng ta không thể thay đổi lịch sử vì lúc đó chúng ta đang lạc trong vũ trụ, dù quay về được với tốc độ ánh sáng nhưng cũng ít nhất là trở lại hiện tại.

Những suy nghĩ của tôi hơi ngô nghê nhưng vì niềm đam mê được khám phá khoa học tôi mới dám nêu ra chính kiến của mình, xin cảm ơn các bạn.

Anh Tấn Duy ([email protected])
  • 3,713
  • 24.749